Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 10 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 10 Đề thi học kì 2 môn Văn 6 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán, Lịch sử - Địa lí, Khoa học tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc - hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

MUỐI TO, MUỐI BÉ

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…

(Nguồn Internet)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Nghĩa của từ hí hửng trong câu“Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú… Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau:

A. Tra từ điển
B. Dựa vào những từ xung quanh
C. Đoán nghĩa của từ.
D. Dùng từ trái nghĩa với nó.

Câu 2. Câu văn “Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” có sử dụng phép điệp ngữ:

A. Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy
B. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé.
C. …xa dần, xa dần…muốn hòa tan, hòa tan…
D. hòa mình với dòng chảy.

Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên là gì ?

A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của muối Bé theo dòng nước mưa.
B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của muối To .
C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.
D. Thể hiện sự chán chường, thất vọng của muối To.

Câu 4. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm.”Dấu phẩy có tác dụng gì?

A. Ngăn cách giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
B. Ngăn cách giữa các vế của một phép liệt kê phức tạp.
C. Làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn.
D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với nòng cốt câu, giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

Câu 5. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…” . Thành phần trạng ngữ có chức năng gì?

A. Xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu.
B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu.
C. Xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.
D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Câu 6. Có mấy cụm động từ trong câu văn sau “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh.”

A. Một cụm động từ.
B. Hai cụm động từ
C. Ba cụm động từ
D. Bốn cụm động từ.

Câu 7. Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?

A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng .
B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.
C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng .
D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du.

Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả.

Thực hiện các yêu cầu

Câu 9. Cuộc đời của muối To và muối Bé như thế nào trước sự lựa chọn của mình?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

Phần II. Viết (4 điểm)

Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
1B0,25
2C0,25
3C0,25
4D0,25
5D0,25
6A0,25
7B0,25
8C0,25

9

* Học sinh trả lời được các ý sau.

- Muối To:

+ Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

+ Lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo.

+ Bị ném ra đường, người qua đường đạp lên nó.

- Muối Bé:

+ Được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm

+ Được bay lên trời và chu du khắp muôn nơi và trở thành mưa, tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…

Hướng dẫn chấm

-Trả lời đầy đủ các ý trên được 2 điểm.

- Thiếu ý nào sẽ không có điểm ý đó.

1,0

0,25

0,25

0,5

1,0

0,5

0,5

10

Những bài học mà HS có thể rút ra:

- Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực, hòa nhập, cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội.

- Không nên sống ích kỉ, cố giữ cho riêng của mình.

- Cho đi là chúng ta đã nhận lại…

- Nên lắng nghe ý kiến tích cực để hoàn thiện mình.

* Lưu ý : Đây là câu hỏi mởHS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nếu thấy hợp lí vẫn cho điểm.

Hướng dẫn chấm

- Học sinh chỉ ra 3 bài học trở lên khuyến khích 2 điểm.

- Học sinh chỉ được dưới 3 bài học thì mỗi bài học được 0,5 điểm.

2,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự.

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Kể lại một truyện truyền thuyết.

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ 3

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại câu chuyện truyền thuyết em yêu thích bằng lời văn của em.

0,25

c. Đảm bảo các nội dung:

Kể lại diễn biến câu chuyện.

- Sự việc mở đầu.

- Sự việc diễn biến.

- Sự việc cao trào.

- Sự việc kết thúc

Hướng dẫn chấm

+ Mức từ 2- 2,5 điểm: Lựa chọn được câu chuyện có nội dung sâu sắc, hấp dẫn, kể chuyện theo ngôi thứ 3, các sự việc chi tiết, rõ ràng, được sắp xếp theo trình tự hợp lí, hấp dẫn

+ Mức từ 1-1,75 điểm: Lựa chọn được câu chuyện có ý nghĩa, kể chuyện theo ngôi thứ 3, các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí

+ Mức từ 0,25-0,75 điểm: Lựa chọn được câu chuyện để kể nhưng chưa rõ ràng, nội dung sơ sài, sự việc chưa được sắp xếp hợp lí.

+ Mức 0 điểm: Chưa có chuyện để kể hoặc học sinh kể một câu chuyện khác với yêu cầu của đề bài.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo có giọng điệu riêng.

0,5

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

0

1

0

1

0

1

0

1

40

Tổng

12,5

10

7,5

10

0

50

0

10

100

Tỉ lệ %

22,5%

17,5%

50%

10%

Tỉ lệ chung

40%

60%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện

Nhận biết

- Nhận biết được PTBĐ của văn bản, nghĩa của từ, phép điệp ngữ

- Nhận ra từ láy; cụm động từ,; công dụng của trạng ngữ, dấu phẩy trong câu.

Thông hiểu:

- Nhận xét, lí giải được ý nghĩa một số chi tiết trong truyện.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

Nhận biết:

Kiểu bài kể chuyện truyền thuyết Thông hiểu:

Kĩ năng viết bài kể chuyện đảm bảo các yếu tố cơ bản: ngôi kể, lời kể, trình tự sắp xếp các sự việc

Vận dụng:

Viết được bài văn:Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt.

1

1

1

1TL

Tổng5 TN3TN2 TL1 TL
Tỉ lệ %22,517,55010
Tỉ lệ chung4060

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Trường THCS...............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...

(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Ký. 
B.Truyện.
C. Nghị luận.
D. Thông tin.

Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán:

A. Đường sá.
B. Thay đổi.
 C. Thống trị.
D. Đất đai.

Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào?

A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.
B. Những họat động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài.
C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài.
D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại.

Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?

A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.
B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra.
C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.
D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.

Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ?

A. Đường sá và hầm mỏ.
B. Những con vật.
C. Số lượng nhiều nhất.
D. Tuyệt chủng tự nhiên.

Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn).

A. Đa cấp.
B. Trung cấp.
C.Thứ cấp.
D. Cao cấp.

Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật?

A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Trái đất.
D. Con vật.

Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?

“Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất”

A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.

Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra.

Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn Tả lại các hoạt động hưởng ứng Ngày hội đọc sách ở trường em.

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6.0
1D0.5
2C0.5
3A0.5
5A0.5
6B0.5
7C0.5
8B0.5

9

Kể 2 đến 3 hiểm họa từ thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác:

+ Hiện tượng mưa lũ ở miền Trung kéo dài bất thường năm 2021.

+ Hiện tượng siêu bão hàng năm.

+ Hiện tượng nắng hạn kéo dài và nắng nóng bất thường.

Lưu ý: Học sinh nêu được 2-3 hiện tượng, GK cho 1.0 điểm, được 1 hiện tượng cho 0.5 điểm.

1.0

10

Những việc làm nhỏ nào mà lại có ý nghĩa lớn góp phần bảo vệ môi trường:

- Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô.

- Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa,...

- Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà.

- Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học,...

- Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế.

- Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình.

Lưu ý: Học sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

0.25

b Xác định đúng yêu cầu của đề:

Tả lại các hoạt động của Ngày hội đọc sách ở trường em.

0.25

c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

- Mở bài: Giới thiệu chung về Ngày hội đọc sách (Diễn ra ở đâu, khi nào?...)

- Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của Ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau:

+ Quang cảnh.

+ Diễn biến: Miêu tả chi tiết hoạt động (Văn nghệ chào mừng, Nghi lễ chào cờ, Khai mạc, Các hoạt động thuyết trình, trưng bày sách,…) chú ý các hoạt động nổi bật; hoạt động của ban giám khảo và thái độ, tình cảm của học sinh…

+ Kết thúc Ngày hội.

- Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về Ngày hội đọc sách.

3.0

d. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp, hấp dẫn

0.25

Lưu ý:

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.

Tổng điểm

10.0

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết được một bài văn tả cảnh sinh hoạt

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TTChương/Chủ đềNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.

- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản.

- Nhận biết được cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện trong văn bản thông tin.

- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn.

- Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sự kiện với mục đích của nó.

- Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được thông điệp, bài học, sự kiện thực tiễn gắn với nội dung thông tin từ văn bản/đoạn trích.- Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyền tải thông tin trong văn bản.

3TN

5TN

2TL

0

10

2

VIẾT

2. Tả lại một cảnh sinh hoạt.

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề tự sự.

- Xác định được cách thức trình bày bài văn.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu.

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt; tái hiện các hoạt động của con người trong đời sống, lao động hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội,...

Vận dụng cao:

Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

1TL*

Tổng

11

Tỉ lệ %

20

40

30

10

100

Tỉ lệ chung

60

40

100

3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức - Đề 3

3.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TTChủ đề/Kĩ năngMức độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Đọc hiểu

Ngữ liệu: Văn bản văn học (truyện/ thơ)

- Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt; chi tiết/ hình ảnh,… nổi bật của đoạn trích/văn bản.

- Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy, nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ, trạng ngữ, từ mượn và hiện tượng vay từ mượn…trong đoạn trích/ văn bản,…

- Nhận biết đặc điểm và loại văn bản; chức năng đoạn văn trong văn bản,….

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh... trong đoạn trích/văn bản.

- Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy, trạng ngữ; nghĩa của từ ngữ, trong đoạn trích/văn bản.

- Hiểu tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

- Hiểu cách đặt câu có trạng ngữ, biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh khác nhau,…

- Trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản:

+ Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.

+ Liên hệ những việc bản thân cần làm, …

Tổng sốSố câu331 7
Số điểm1.51.51 4
Tỉ lệ15 %15 %10% 40 %

2

Làm văn

Viết bài văn tự sự (kể lại một truyền thuyết/ cổ tích); nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.

TổngSố câu 11
Số điểm 66
Tỉ lệ 60 %60 %

Tổng cộngSố câu3 (Trắc nghiệm)3 (Trắc nghiệm + tự luận)1 (Tự luận)1 (Tự luận)8
Số điểm1.51.51610
Tỉ lệ15 %15 %10 %60 %100 %

3.2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.………………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi - Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 )

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?

A. Đặc điểm của con bọ ngựa.
B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.
D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?

A. bọ ngựa
B. nhỏ xíu
C. truyền thuyết
D. mềm mại

Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?

A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ địa điểm

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?

A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?

A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.
B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.
C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.
D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.

Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.

3.3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

12345
ADCBD

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25)

- Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25)

- Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

0.25

- Đạt ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ .

+ Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

- Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

0.5

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25)

0.25

- HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn.

0

- HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.

- Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân.

II. Viết

Tiêu chíNội dung/Mức độĐiểm

1

Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề)

0,5

2

Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề)

0,5

3

Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)

(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS)

3,5

4

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

5

Sáng tạo

1

4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức - Đề 4

4.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Mức độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng

1. Đọc hiểu văn bản

- Nhớ kiểu nhân vật, thể loại, mục đích truyện.

- Nhớ khái niệm nghĩa của từ,

- Hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm, hiểu về đặc điểm thể loại

Hiểu được cách dùng từ mượn, hiểu được nghĩa của từ để điền từ cho phù hợp

Hiểu được ý nghĩa một tác phẩm văn học (Thạch Sanh)

Từ đó rút ra bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

6

1.5

6

1.5

1

2.0

13

5.0

2. Tạo lập văn bản

- Viết đoạn văn biểu cảm.

Số câu

Số điểm

1

5,0

1

5.0

Tổng số câu

Tổng số điểm

6

1.5

9

1.5

1

2.0

1

5,0

10

10.0

4.2. Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật:

A. người dũng sĩ
B. người bất hạnh
C. người thông minh
D. người xấu xí

Câu 2: Nghĩa của từ là:

A. sự vật mà từ biểu thị
B. sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. nội dung mà từ biểu thị
D. hình thức mà từ biểu thị

Câu 3: Truyện cây khế thuộc thể loại:

A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Ngụ ngôn
D. Truyện cười

Câu 4: những từ xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, gom góp, mặt mũi, đền đáp thuộc từ loại:

A. danh từ
B. từ ghép
C. tính từ
D. từ láy

Câu 5: Mục đích chủ yếu của truyện Cổ tích là:

A. kể chuyện
B. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta.
C. thể hiện cảm xúc
D. phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 6: Từ xinh xinh thuộc từ loại:

A. lượng từ
B. động từ
C. tính từ
D. từ láy

Câu 7. Vì sao Thủy Tinh nổi giận làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh Sơn Tinh?

A. Cả hai thần đều có tài cao, phép lạ.
B. Thách cưới bằng lễ vật khó tìm.
C. Hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương.
D. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương.

Câu 8: Vì sao truyện “Thánh Gióng” lại được xếp vào thể loại truyện truyền thuyết?

A. Vì truyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.
B. Vì đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa.
C. Vì đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
D. Vì đó là câu chuyện có liên quan đến các nhân vật lịch sử.

Câu 9: Trong các cụm danh từ sau, cụm có đầy đủ cấu trúc 3 phần:

A. Một lưỡi búa
B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú
C. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
D. Tất cả các học sinh chăm ngoan ấy.

Câu 10: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nên dùng từ mượn:

A. dùng nhiều để làm giàu thêm tiếng Việt.
B. phổ biến từ mượn thật rộng rãi.
C. dùng theo ý thích của người nói (viết).
D. không dùng tùy tiện, chỉ khi nào tiếng ta thiếu hoặc hoặc cần thiết mới dùng.

Câu 11: Dòng nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện “cây khế”:

A. mua vui, gây cười đê giải trí
B. phê phán những kẻ ngu dốt
C. công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.
D. Khẳng định sức mạnh của con người

Câu 12: Cho câu văn: Ông họa sĩ già /.../ bộ ria mép quen thuộc. Chọn từ thích hợp sau để điền vào chỗ trống trong câu trên:

A. nhấp nháy
B. mấp máy
C. đung đưa
D. đong đưa

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa của truyện: "Thạch Sanh". Qua đó em rút ra được điều gì cho bản thân?

Câu 2: (5đ) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về chi tiết “Ngựa sắt phun ra lửa, roi sắt quật giặc chết như ngả rạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ.”

4.3. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6

A PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

a

c

b

b

b

d

d

c

d

d

c

b

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu hỏiNội dungĐiểm

Câu 1

- Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

- Không nên độc ác, dối trá; cần phải thật thà, sống lương thiện, biết giúp đỡ mọi người, có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha…

Tổng: 2,0điểm

-1,0 điểm

-1,0 điểm

Câu 2

a. Yêu cầu chung:

- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Nắm vững phương pháp làm văn tự sự.

- Diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.

b. Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu chi tiết (Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em thích nhất là chi tiết ngựa sắt…….)

* Thân đoạn:

+ Nêu vị trí của chi tiết: Thánh Gióng ra trận và giết giặc.

+ Nêu ý nghĩa của chi tiết:

. Việc thần kì hoá vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương.

. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của thời đại truyền thuyết - thời đại anh hùng trên nhiều phương diện, trong đó có những đổi thay lớn về công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu.

* Kết đoạn: Nêu suy nghĩ của bản thân.

5,0

0,5

0,5

3,5

0,5

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.837
  • Lượt xem: 36.468
  • Dung lượng: 150,1 KB
Sắp xếp theo