Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 môn Toán 6 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Tiếng Anh 6. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức

A. SỐ HỌC

I. LÍ THUYẾT

Ôn lại các kiến thức về:

  • Một số yếu tố thống kê và xác suất, biểu đồ cột kép, xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi.
  • Phân số với tử và mẫu là số nguyên. So sánh các phân số. Hỗn số dương;
  • Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số;
  • Số thập phân;
  • Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia số thập phân;
  • Ước lượng và làm tròn số;
  • Tỉ số và tỉ số phần trăm;
  • Hai bài toán về phân số.

II. BÀI TẬP

Trắc nghiệm

Câu 1. Cho bảng số liệu thống kê sau

Loại nước uống

Nước cam

Nước dứa

Nước chanh

Nước dưa hấu

Số người chọn

Loại nước uống nào được chọn nhiều nhất?

A. Nước cam.
B. Nước dứa.
C. Nước chanh.
D. Nước dưa hấu.

Câu 2: Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6A sử dụng các phương tiện khác nhau để đến trường

Biểu đồ tranh

Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết: có bao nhiêu học sinh đến trường bằng xe đạp?

A.18.
B. 6.
C. 2.
D. 12.

Câu 3: Thời gian giải Toán (tính bằng phút) của 14 học sinh được ghi lại như sau:

5104887810896957

Tỉ số phần trăm học sinh giải hết 8 phút là

A. 40%
B. 28,6%
C. 57,1%
D. 80%

Câu 4: Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày trong tuần được thống kê trong bảng sau

Ngày

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Số học sinh

Tỉ số giữa ngày có số học sinh đến thư viện nhiều nhất so với tổng số học sinh đã đến thư viện trong tuần là:

A. \frac{1}{3}.
B. \frac{5}{4}.
C. \frac{4}{5}.
D. \frac{1}{15}.

Câu 5: Nếu tung đồng 12 lần liên tiếp, có 7 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

A. \frac{7}{12}
B. \frac{5}{12}
C. \frac{12}{7}
D. \frac{12}{5}

Câu 6. Trong các cặp phân số sau, đâu là cặp phân số bằng nhau:


A. \frac{-4}{3}\frac{-16}{12}
B. \frac{-3}{-7}\frac{-21}{49}
C. \frac{12}{15}\frac{4}{-5}
D. \frac{4}{9}\frac{7}{12}

Câu 7. Số đối của phân số \frac{-8}{15}

A. \frac{15}{8}
B. \frac{-15}{8}
C. \frac{8}{-15}
D. \frac{8}{15}

Câu 8. Phân số \frac{-7}{3} là phân số tối giản của phân số

A. \frac{7}{3}
B. \frac{28}{-12}
C. \frac{-9}{5}
D. \frac{14}{6}

Câu 9. Phân số \frac{8}{-21}có phân số nghịch đảo là:

A. \frac{16}{-42}
B. \frac{21}{8}
C.
D. \frac{8}{21}

Câu 10. Viết phân số \frac{16}{25} dưới dạng số thập phân ta được:

A. 6,4
B. 0,64
C. 1,6
D. 0,16

Câu 11: Số 3 \frac{2}{50} bằng:

A. 3,04
B. 3,4
C. 0,04
D. 0,4

Câu 12. Khi viết số - 0,112 về dạng phân số tối giản ta được

A. \frac{-112}{1000}
B. \frac{14}{125}
C.
D. \frac{28}{25}

Câu 13. Giá trị đúng của biểu thức \frac{4}{-5}-1,5: \frac{-9}{4}

A. \frac{-3}{4}
B. \frac{-22}{15}
C. \frac{-2}{15}
D. \frac{2}{15}.

Câu 14. Số đối của số - 15,425 là

A. 15,425
B. 15
C. 15425
D\frac{1}{15,425}

.....

.....

B. HÌNH HỌC

I. LÍ THUYẾT

1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. Nêu tính chất về quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

2. Thế nào là tia gốc O.

3. Thế nào là đoạn thẳng AB

4. Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

5. Thế nào là góc? Cách nhận biết: góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

II. BÀI TẬP

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong hình vẽ dưới đây, đường thẳng d đi qua điểm nào?

Câu 1

A. A.K; O.
B. K; H.
C. O; E.
D. E, H.

Câu 2: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây?

Câu 2

A. M ∈ B
B. N ∈ a
C. P ∈ a
D. P ∉ b

Câu 3: Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì điểm O là gốc chung của

A. hai Ox và Oy tia trùng nhau.
B. hai tia đối nhau Ox và Oy.
C. hai tia đối nhau Ox và xy.
D. hai tia đối nhau Oy và xy.

Câu 4. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Góc vuông là góc có số đo bằng 900.
B. Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc nhọn.
C. Góc có số đo nhỏ hơn 1800 là góc tù.
D. Góc có số đo bằng 1800 là góc bẹt.

....

2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Định nghĩa phân số: Phân số là số có dạng \frac{a}{b} (a, b ∈ Z, b ≠ 0).

2. Tính chất của phân số.

T/C1: Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số với một số nguyên khác 0 ta được một phân số mới bằng phân số đã cho: \frac{a}{b}=\frac{a.m}{b.m}; a, b, m ∈ Z, b, m ≠ 0

T/C2: Khi chia cả tử và mẫu của một phân số với một ước chung của chúng ta được một phân số mới bằng phân số đã cho: \frac{a}{b}=\frac{a:n}{b:n}; a, b ∈ Z, n ∈ ƯC (a,b)

- Ta có: \frac{a}{-b}=\frac{-a}{b}=-\frac{a}{b}

3. Các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân sốWCD.T6.25

a. Phép cộng phân số

+ B1: quy đồng mẫu các phân số (nếu cần)

+ B2: lấy tử cộng tử và giữ nguyên mẫu như công thức: \frac{a}{m}+\frac{b}{m}=\frac{a+b}{m} (a, b, m ∈ Z, m ≠ 0)

b. Phép trừ phân số

.....

B. BÀI TẬP

PHẦN I: THỰC HIỆN PHÉP TÍNH

Bài 1. Thực hiện phép tính

a) \frac{3}{5}+\frac{7}{5}

c) \frac{1}{8}-\frac{1}{2}

e) \frac{-1}{3}.\frac{5}{7}

b) \frac{1}{6}+\frac{-5}{3}

d) \left(-5\right).\frac{1}{3}

f) \frac{2}{7}:\frac{3}{4}

Bài 2. Thực hiện phép tính

a) 0,75+\frac{-1}{3}-\frac{5}{18}

c) \frac{4}{15} \cdot \frac{1}{3} \cdot \frac{15}{20}

b) \frac{4}{15}.\frac{1}{3}.\frac{15}{20}

d) \frac{-1}{9} \cdot \frac{15}{22}: \frac{-25}{9}

Bài 3. Thực hiện phép tính

a, \frac{2}{3}+20 \% \frac{10}{7}
c, \left(2-\frac{1}{2}\right)\left(\frac{-3}{4}+\frac{1}{2}\right)

b, \frac{3}{4}+1 \frac{4}{5}: \frac{3}{2}-1
d. -1,5 \cdot\left(\frac{7}{3}-\frac{5}{3} \cdot 4\right)

Bài 4. Tính hợp lý

a, \frac{-3}{4}+\frac{2}{7}+\frac{-1}{4}+\frac{3}{5}+\frac{5}{7}
c, \frac{-5}{8} \cdot \frac{-12}{29} \cdot \frac{8}{-10} \cdot 5,8

b, \frac{6}{21}-\frac{-12}{44}+\frac{10}{14}-\frac{1}{-4}-\frac{18}{33}
d. \frac{3}{7} \cdot\left(-\frac{2}{5}\right) \cdot 2 \frac{1}{3} \cdot 20 \cdot \frac{19}{72}

Bài 5. Tính hợp lý

a, \frac{9}{17} \cdot \frac{3}{7}+\frac{9}{17}: \frac{7}{4}

c, \frac{6}{7} \cdot \frac{8}{13}+\frac{6}{13} \cdot \frac{9}{7}-\frac{4}{13} \cdot \frac{6}{7}

b,\left(\frac{-9}{25}\right) \cdot 17 \frac{2}{3}-\left(\frac{-3}{5}\right)^2 \cdot \frac{22}{3}
d,\left(\frac{67}{111}+\frac{2}{33}-\frac{15}{117}\right)\left(\frac{1}{3}-25 \%-\frac{1}{12}\right)

Bài 6. Thực hiện phép tính

a, \frac{2}{1.4}+\frac{2}{4.7}+\ldots+\frac{2}{97.100}
c,\frac{3}{4} \cdot \frac{8}{9} \cdot \frac{15}{16} \cdots \frac{9999}{10000}
b, \frac{4}{7.31}+\frac{6}{7.41}+\frac{9}{10.41}+\frac{7}{10.57}
d,\left(1+\frac{1}{1.3}\right)\left(1+\frac{1}{2.4}\right)\left(1+\frac{1}{3.5}\right) \ldots\left(1+\frac{1}{2019.2021}\right)

PHẦN II: TÌM X

Bài 1. Tìm x biết:

a) \frac{x}{5}=\frac{2}{3}
b) x+\frac{1}{2}=0
c) \frac{3}{4} x=\frac{1}{2}

d) x-\frac{4}{7}=\frac{3}{2}
e) \frac{4}{7}: x=13

......

3. Đề cương học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. Một số yếu tố về thống kê và xác suất

1. Thu thập, thống kê và xử lý số liệu trong bảng, biểu đồ.

2. Mô hình xác suất và xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

  • Tung đồng xu.
  • Lấy vật từ trong hộp.

II. Phân số và số thập phân

1. Phân số

  • Phép cộng phân số: quy tắc cộng phân số, tính chất của phép cộng phân số.
  • Phép trừ phân số: số đối của một phân số, quy tắc trừ phân số.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân phân số: quy tắc nhân phân số, tính chất của phép nhân phân số.
  • Phép chia phân số: phân số nghịch đảo, quy tắc chia hai phân số.

2. Số thập phân: Cấu tạo số thập phân, chuyển phân số thành số thập phân, chuyển số thập phân thành phân số tối giản, so sánh số thập phân.

  • Phép cộng số thập phân: quy tắc cộng số thập phân, tính chất của phép cộng số thập phân.
  • Phép trừ số thập phân: số đối của một số thập phân, quy tắc trừ số thập phân.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân số thập phân: quy tắc nhân số thập phân, tính chất phép nhân số thập phân.
  • Phép chia số thập phân: quy tắc chia số thập phân.

3. Ước lượng và làm tròn số: Cách làm tròn số nguyên, làm tròn số thập phân.

III. Hình học phẳng

1. Điểm. Đường thẳng.

2. Đoạn thẳng

  • Hai đoạn thẳng bằng nhau.
  • Độ dài đoạn thẳng.
  • Trung điểm của đoạn thẳng.

3. Tia

  • Khái niệm về tia, cách vẽ tia.
  • Hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

.......

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
192
  • Lượt tải: 21.525
  • Lượt xem: 127.201
  • Dung lượng: 2,8 MB
Sắp xếp theo

    Tài liệu tham khảo khác