Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương 4 đoạn văn mẫu lớp 8 hay nhất
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương.
Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp - Mẫu 1
Tôi rất thích bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương. Ngay từ nhan đề bài thơ đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc. Chái bếp để chỉ khoảng gian nhỏ, lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng. Từ hình ảnh chái bếp, nhân vật trữ tình nhớ về những sự vật vốn đã rất quen thuộc như ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô. Nhà thơ sử dụng biện pháp giả tu từ điệp ngữ “cho”, “có” kết hợp với liệt kê những sự vật của quê hương mà nhân vật “tôi” khao khát, mong ước từ đó nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp - Mẫu 2
Chái bếp là một bài thơ giàu cảm xúc, gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh “chái bếp” xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ. Nó gợi mở dòng kí ức về quê hương, gia đình cho nhân vật “tôi”. Tác giả sử dụng điệp ngữ “cho tôi về” nhằm nhấn mạnh nỗi khao khát được trở về với tuổi thơ của “tôi”, về căn nhà với “chái bếp” quen thuộc. Vì ở đó có những sự vật chan chứa những kỉ niệm thật đáng trân trọng, từ nồi cám của mẹ, vườn cây đầy hoa trái của cha, thần bếp trong than củi và cả những con người thôn quê dầm nắng sương. “Tôi” còn cảm nhận được cuộc sống xung quanh chái bếp đó. Tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh tạo nên bức tranh sống động, chân thực khiến “tôi” nhớ mãi. Bài thơ giúp tôi cảm nhận sâu sắc về nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp - Mẫu 3
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Trước tiên, chái bếp có thể được hiểu là gian nhỏ, lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng. Từ hình ảnh về “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng ra những sự vật vốn đã rất quen thuộc. Đó là ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô. Có thể nói “chái bếp” là hình ảnh trung tâm, xuất hiện xuyên suốt trong toàn bài thơ. Cùng với đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “cho”, “có” kết hợp với liệt kê những sự vật của quê hương mà nhân vật “tôi” khao khát, mong ước từ đó nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ. Bài thơ ngắn gọn, với ngôn từ giản dị nhưng thật cảm xúc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp - Mẫu 4
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp, quen thuộc. Hình ảnh “chái bếp” xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, gợi mở dòng kí ức về quê hương, gia đình. Điệp ngữ “cho tôi về” thể hiện khao khát được trở về với tuổi thơ của “tôi”, về căn nhà với “chái bếp” quen thuộc. Nơi đó có ngọn khói từ nồi cám của mẹ, vườn cây đầy hoa trái của cha, thần bếp trong than củi và cả những con người thôn quê dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. “Tôi” còn cảm nhận được cuộc sống xung quanh chái bếp đó. Tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh tạo nên bức tranh sống động, chân thực khiến “tôi” nhớ mãi. Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ, sử dụng các biện pháp tu từ cùng hình ảnh giản dị, giọng thơ da diết. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận sâu sắc về nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.