Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống.

Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu bao gồm 2 mẫu phân tích, để nắm được nội dung chính của văn bản trên.

Phân tích Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 1

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng. Một trong những tác phẩm hay của bà có thể kể đến Đề đền Sầm Nghi Đống.

Trước hết, Sầm Nghi Đống là tướng giặc theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, giữ chức thái thú, được giao chấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi (tháng Giêng năm 1978), Sầm Nghi Đống đã tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo”

Cụm từ “ghé mắt” được hiểu là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn. “Ghé mắt trông ngang” mà không phải là “trông lên” thể hiện một thái độ coi thường. Hình ảnh “đền Thái thú đứng cheo leo” cho thấy thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ xuống. Chữ “kìa” gợi ra động tác chỉ trỏ, không được tôn trọng. Rõ ràng, thái độ được bộc lộ ở đây là coi thường, bất kính. Hai câu thơ mở đầu đã bác bỏ hoàn toàn tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.

Ở hai câu thơ tiếp theo, Hồ Xuân Hương lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ trong đền:

“Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu.”

Ý nghĩ đổi phận làm trai thể hiện thái độ mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến. Nhưng mặt khác, nó còn thể hiện suy nghĩ không an phận của tác giả. Nếu như có thể đổi phận làm trai, Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm được sự nghiệp lớn lao, trở thành bậc anh hùng. Từ đó, tác giả muốn chế giễu, phê phán tướng giặc Sầm Nghi Đống chỉ có sự nghiệp bấy nhiêu thôi.

Có thể thấy, bài thơ bộc lộ mong muốn được bình đẳng với phụ nữ, khát vọng lập nên sự nghiệp lớn lao. Thái độ “bất kính” trong bài thơ dường như là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ. Bài thơ thể hiện tư tưởng mới mẻ, hiếm có trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, cho thấy cái tôi mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Tác giả đã sử dụng thủ pháp trào phúng nói giễu, cùng với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã thể hiện được nội dung của bài thơ.

Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ giàu giá trị, mang đậm phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương.

Phân tích Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 2

Một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng phải kể đến Hồ Xuân Hương. Nhiều tác phẩm của bà có giá trị sâu sắc, trong đó có bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống.

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu.”

Ở hai câu thơ đầu, từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống là “ghé mắt, trông ngang, kìa, cheo leo”. Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là bất kính, xem thường và giễu cợt với kẻ xâm lược thất bại. Nguyên nhân của thái độ trên là do Sầm Nghi Đống là tướng giặc, theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, giữ chức thái thú, được giao chấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi (tháng Giêng năm 1978), Sầm Nghi Đống tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.

Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã đưa ra một giả định. Nếu Hồ Xuân Hương được làm phận trai, thì chắc chắn sự nghiệp anh hùng sẽ không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống. Giả định cho thấy tác giả không chịu an phận, khao khát được lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường, đối với sự nghiệp của viên tướng Sầm Nghi Đống.

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với giọng điệu, cách nhìn đa chiều cho thấy một lối viết văn trào phúng tài hoa.

Đề đền Sầm Nghi Đống là một tác phẩm hay của Hồ Xuân Hương. Tác phẩm gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 3.209
  • Dung lượng: 160,9 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 8
Sắp xếp theo