-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái Giải KHTN 8 Cánh diều trang 179, 180, 181
Giải bài tập KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 179, 180, 181.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 38 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 38 Chủ đề 8: Sinh thái - Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 38
Câu 1
Quan sát hình 38.1 và cho biết:
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình. Từ đó, rút ra các loại môi trường sống của sinh vật.
b) Những sinh vật nào có cùng loại môi trường sống.
Trả lời:
a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:
- Con sùng đất: Trong lòng đất.
- Con giun: Trong lòng đất.
- Con bò: Trên mặt đất.
- Con sâu: Trong thân cây.
- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
- Cá: Trong nước.
- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:
- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.
- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.
- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.
- Môi trường dưới nước: Cá.
Câu 2
Quan sát hình 38.2 và cho biết:
a) Có những nhân tố nào của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây?
b) Trong các nhân tố đó, những nhân tố nào là nhân tố vô sinh, những nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?
Trả lời:
a) Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây: Ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.
b) Trong các nhân tố trên:
- Nhân tố vô sinh gồm: Ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm.
- Nhân tố hữu sinh gồm: Con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.
Câu 3
Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.
Trả lời:
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh |
Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh |
- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật. |
- Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch). |
- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh. |
- Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm |
Câu 4
Quan sát hình 38.3, cho biết:
a) Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực?
b) Xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc?
Trả lời:
a) Đặc điểm của gấu thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.
b) Đặc điểm của xương rồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc: Lá biến đổi thành gai để hạn chế thoát hơi nước, thân mọng nước giúp dự trữ nước, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng dòng nước mưa hoặc sương xuống gốc, rễ nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa hoặc sương.
Câu 5
Quan sát hình 38.4 và cho biết cá rô phi có thể:
a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?
b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ nào?
c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?
Trả lời:
Cá rô phi có thể:
a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC – 42oC.
b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20oC – 35oC.
c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30oC.
Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 38
Kể tên các loại môi trường sống. Lấy ví dụ một số sinh vật sống trong môi trường theo mẫu bảng 38.1.
Trả lời:
Bảng 38.1. Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó
Môi trường sống |
Sinh vật |
Môi trường trên cạn |
Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,… |
Môi trường dưới nước |
Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,… |
Môi trường trong đất |
Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,… |
Môi trường sinh vật |
Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,… |

Chọn file cần tải:
-
KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái 104,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo thu, nộp Đảng phí - Mẫu báo cáo thu, nộp Đảng phí mới nhất
10.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên phổ thông 2024
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+ -
Tác phẩm Cây tre Việt Nam - Tác giả Thép Mới
100.000+ 1 -
Đề Tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (7 Mẫu)
50.000+ -
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Đại số lớp 7 có ma trận đề thi
10.000+ -
Tả một cảnh đẹp của Việt Nam (12 mẫu)
10.000+ -
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài mở đầu
-
Phần 1: Chất và sự biến đổi chất
-
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
- Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
- Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
- Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
- Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí
- Bài 5: Tính theo phương trình hóa học
- Bài 6: Nồng độ dung dịch
- Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
- Bài tập Chủ đề 1
- Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối
-
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
-
Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
-
Phần 3: Vật sống
-
Chủ đề 7: Cơ thể người
- Bài 27: Khái quát về cơ thể người
- Bài 28: Hệ vận động ở người
- Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
- Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
- Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn
- Bài 32: Hệ hô hấp ở người
- Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người
- Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
- Bài 35: Hệ nội tiết ở người
- Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
- Bài 37: Sinh sản ở người
- Bài tập Chủ đề 7
- Chủ đề 8: Sinh thái
-
Chủ đề 7: Cơ thể người
-
Phần 4: Trái đất và bầu trời
- Không tìm thấy