Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng 7 đoạn văn mẫu lớp 7

Người đàn ông cô độc giữa rừng khắc họa cuộc đời của nhân vật Võ Tòng. Đoạn trích có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng
Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Tài liệu bao gồm 7 đoạn văn mẫu lớp 7, được chúng tôi giới thiệu sau đây có thể giúp ích cho quá trình tìm hiểu về văn bản này của độc giả.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 1

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã khắc họa hình ảnh nhân vật Võ Tòng qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Cách kể này giúp cho người đọc có cách nhìn đa chiều về Võ Tòng. Với An, Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Với người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Không chỉ vậy, thiên nhiên núi rừng Nam Bộ cũng hiện lên vô cùng đẹp đẽ, chân thực qua những câu văn miêu tả tinh tế. Những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền là nét đặc trưng không thể thiếu. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 2

Khi đọc “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tôi thấy được nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung, đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật Võ Tòng với những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ, đó là vẻ hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ cũng được khắc họa đầy sinh động, tinh tế. Về nghệ thuật, tác giả sử dụng linh hoạt giữa ngôi kể thứ nhất - lời kể của An với thứ ba - người kể chuyện kết hợp với đa điểm nhìn - An, dân làng, người kể chuyện. Điều này giúp cho tác phẩm trở nên khách quan hơn, nhân vật Võ Tòng hiện lên một cách đa chiều hơn. Những câu văn miêu tả cảnh thiên nhiên sử dụng ngôn từ, hình ảnh tinh tế. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương. Tất cả đã góp phần làm nên nét đặc sắc cho đoạn trích này.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 3

Về nội dung, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ. Cùng với đó, qua nhân vật Võ Tòng, Đoàn Giỏi đã cho thấy những tính cách tiêu biểu của con người nơi đây: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Còn về nghệ thuật, đoạn trích đã miêu tả thành công tâm lí nhân vật với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 4

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung đoạn trích đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách của con người Nam Bộ. Thiên nhiên hiện lên với núi rừng hoang sơ, sông nước hữu tình. Còn tính cách của con người Nam Bộ thì chất phác, dũng cảm và trọng tình nghĩa. Tiếp đến là nghệ thuật, đoạn trích sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt giúp câu chuyện thêm khách quan. Giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 5

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 6

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong “Đất rừng phương Nam” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đoạn trích kể về Võ Tòng - một nhân vật mang những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Không chỉ vậy, truyện còn khắc họa được những nét đặc trưng của thiên nhiên Nam Bộ với khung cảnh núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng linh hoạt ngôi kể (thứ nhất - lời kể của An, thứ ba) giúp cho tác phẩm hiện lên khách quan, chân thực hơn. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn bản.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Mẫu 7

Nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Trước tiên, hình tượng con người Nam Bộ với những nét tính cách đặc trưng như hồn hậu, chất phác, thật thà được thể hiện rõ nét qua các nhân vật, tiêu biểu là nhân vật Võ Tòng. Cùng với đó, bức tranh thiên nhiên cũng được hiện lên đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc cảm thấy yêu thích, say mê. Tiếp đến, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau hơn, hiện lên một cách toàn diện hơn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị với việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng càng làm tăng thêm màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 10.506
  • Dung lượng: 29,9 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo