Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 15 sách Cánh diều tập 1

Người đàn ông cô độc giữa rừng được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng
Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Người đàn ông cô độc giữa rừng, thuộc sách Cánh diều, tập 1. Các bạn học sinh lớp 7 hãy cùng tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích.

1. Kiến thức Ngữ văn

1.1 Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.

- Truyện ngắn: Đã học chương trình Ngữ văn 6, tập 2.

1.2 Tính cách nhân vật, bối cảnh

- Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác…

- Bối cảnh trong truyện chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian, địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng)....

1.3 Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Ngôi kể thay đổi giúp nội dung trở nên phong phú, cách kể linh hoạt hơn.

1.4 Ngôn ngữ các vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng.

- Tính đa dạng được thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

  • Ngữ âm: một từ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
  • Từ vựng: các vùng miền khác nhau có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

2. Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng chi tiết

2.1 Tác giả

- Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở Tiền Giang.

- Ông là nhà văn của miền đất phương Nam. Hầu hết sáng tác của ông đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây.

- Nhà văn đã tái hiện thành công vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình nghĩa.

- Một số tác phẩm tiêu biểu Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957),...

2.2 Tác phẩm

a. Xuất xứ

Trích từ chương 10 truyện Đất rừng phương Nam, nguyên văn có tên Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng.

b. Tóm tắt

An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi.

2.3 Đọc hiểu

Nhân vật Võ Tòng:

- Lai lịch: Không rõ tên tuổi, quê quán.

- Ngoại hình: Thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

- Số phận, tính cách: Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng; được mọi người quý mến vì tình tính chất phác, thật thà và tốt bụng; có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc…

2.4 Tổng kết

- Về nội dung, “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực khung cảnh núi rừng rộng lớn, hoang sơ. Cùng với đó, nhân vật Võ Tòng là nhân vật trung tâm đã đại diện cho tính cách tiêu biểu của con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình.

- Về nghệ thuật, nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Tác giả sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm màu sắc Nam Bộ.

3. Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn gọn

3.1 Chuẩn bị

- Tóm tắt nội dung văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi.

- Nhân vật chính: Võ Tòng. Nhân vật được nhà văn thể hiện qua những phương diện: cuộc đời và tính cách.

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể được thay đổi sang ngôi thứ ba, khi kề về cuộc đời của chú Võ Tòng.

- Truyện giúp hiểu thêm về cuộc sống và tính cách của con người mảnh đất phương Nam.

- Nhà văn Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở Tiền Giang. Các tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống của con người Nam Bộ.

- Đất rừng phương Nam là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Đoàn Giỏi, được nhiều người yêu thích. Tác phẩm còn được chuyển thể thành phim.

3.2 Đọc hiểu

Câu 1. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh: Khu rừng hoang sơ, vắng vẻ.

Câu 2. Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách... gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

Hướng dẫn giải:

Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách... gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người đàn ông từng trải, cô độc nhưng cũng rất chất phác, hào sảng và trọng tình nghĩa.

Câu 3. Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể.

Hướng dẫn giải:

Người kể không còn xưng “tôi” - gọi “chú”. Mà nhân vật Võ Tòng được gọi bằng “gã”.

Câu 4. Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật?

Hướng dẫn giải:

Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật: một con người gan dạ, dũng cảm; cuộc đời gắn bó với núi rừng, phiêu bạt và gian truân.

Câu 5. Liên hệ hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Hướng dẫn giải:

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng đều là những việc làm dũng cảm.

Câu 6. Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Hướng dẫn giải:

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện họ đều là những con người trọng tình trọng nghĩa.

3.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

- Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về: An theo tía nuôi sang thăm Võ Tòng.

- Những nhân vật trong đoạn trích: An, tía nuôi của An, Võ Tòng

- Nhan đề văn bản gợi về hình ảnh người đàn ông sống cô độc giữa rừng núi.

Câu 2. Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em.

Hướng dẫn giải:

- Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện qua lời kể của An; lời nhận xét của má nuôi An; hành động, cử chỉ và lời nói.

- Hình dung về nhân vật Võ Tòng: một người đàn ông đã đứng tuổi; thân hình to lớn, khỏe mạnh; thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi; nên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng.

Hướng dẫn giải:

Việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba giúp cho việc kể chuyện trở nên linh hoạt hơn, nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Câu 4. Hãy nêu ra một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong văn bản để thấy truyện của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Hướng dẫn giải:

  • Ngôn ngữ: sử dụng các từ ngữ địa phương (tía, má, anh Hai, chị Hai, bá…)
  • Phong cảnh: núi rừng, sông nước đặc trưng của Nam Bộ.
  • Tính cách con người: mộc mạc, chất phác, thật thà.
  • Nếp sinh hoạt: gắn bó với sông nước, núi rừng…

Câu 5. Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người và thiên nhiên của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao?

Hướng dẫn giải:

  • Con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam: sống gắn bó, hòa hợp.
  • Chi tiết thích nhất: Võ Tòng đánh hổ hé
  • Nguyên nhân: chi tiết đã hé mở tính cách, cuộc đời nhân vật; Võ Tòng là một con người gan dạ, dũng cảm; cuộc đời gắn bó với núi rừng, phiêu bạt và gian truân.

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Hướng dẫn giải:

Mẫu 1

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Mẫu 2

Nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Trước tiên, hình tượng con người Nam Bộ với những nét tính cách đặc trưng như hồn hậu, chất phác, thật thà được thể hiện rõ nét qua các nhân vật, tiêu biểu là nhân vật Võ Tòng. Cùng với đó, bức tranh thiên nhiên cũng được hiện lên đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc cảm thấy yêu thích, say mê. Tiếp đến, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau hơn, hiện lên một cách toàn diện hơn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị với việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng càng làm tăng thêm màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm