Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam của Thép Mới Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 6

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh sẽ được tìm hiểu về tác phẩm Cây tre Việt Nam cùa Thép Mới.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam
Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam của Thép Mới, bao gồm dàn ý và 7 bài văn mẫu.

Dàn ý cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Thép Mới, tác phẩm Cây tre Việt Nam.
  • Cảm nhận chung về tác phẩm Cây tre Việt Nam.

II. Thân bài

1. Cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm chất đáng quý

- Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam.

- Đặc điểm của cây tre:

  • Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt.
  • Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
  • Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

=> Tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

2. Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động

  • Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.
  • Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
  • Tre là cánh tay của người nông dân.
  • Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.
  • Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
  • Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
  • Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
  • Tre chung thủy.

3. Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc

  • Tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác
  • Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
  • Tre hi sinh để bảo vệ con người.

4. Tre là người bạn của dân tộc ta

  • Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình….
  • Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

III. Kết bài

Đánh giá lại về tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 1

Tác phẩm Cây tre Việt Nam của Thép Mới là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Tác giả đã có những câu văn giới thiệu khái quát về cây tre về đặc điểm ngoại hình, vẻ đẹp về phẩm chất. Hình ảnh cây tre được nhân hóa trở nên vô cùng sinh động; “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Tiếp đến, tôi cảm nhận được vai trò vô cùng quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”. Cây tre gắn bó với con người ở mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh.

Nhưng có lẽ ấn tượng nhất phải kể để cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Đọc đến đây, tôi càng thêm trân trọng, tự hào về loài cây của đất nước.

Đoạn cuối bài viết, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị. Điều này cho thấy sức sống mãnh liệt của cây tre.

“Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp tôi càng thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam, của nông dân Việt Nam. Hình ảnh cây tre sẽ còn mãi, không phai nhòa.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 2

Bài viết “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới giúp tôi hiểu hơn về vẻ đẹp của cây tre, từ đó thân trân trọng và yêu mến hơn loài cây này.

Mở đầu, tác giả khẳng định rằng tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất tốt đẹp của con người. Dù sống trong môi trường nào thì cây tre vẫn phát triển mạnh mẽ: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “ Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”.

Những câu văn tiếp theo giúp tôi hiểu hơn về sự gắn bó của tre với con người. Những câu văn giàu tính biểu tượng được tác giả sử dụng như “Tre là cánh tay của người nông dân”; “Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày”; “Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”. Từ trong quá khứ, tre đã chứng kiến quá trình xây dựng và phát triển của con người Việt Nam, cùng giúp đỡ công cuộc lao động của con người hay trở thành một phần trong kí ức của tuổi thơ, gắn bó với tuổi già. Tre còn trở thành vũ khí đánh giặc, hay cùng tham gia chiến đấu, thậm chí là hy sinh để bảo vệ con người.

Ở đoạn văn cuối, tác giả đề cập đến cây tre ở hiện tại. Khi mà cuộc sống hiện đại với những thiết bị công nghệ dần thay thế vai trò của cây tre. Dù vậy, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình. Đọc đến đây, tôi thêm trân trọng hơn loài cây vô cùng gắn bó với con người này.

Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc được nhà văn sử dụng với mục đích mang ý nghĩa biểu tượng. Cùng với đó, biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho cây tre gần gũi, giống như một con người.

Có thể khẳng định rằng, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Từ đó, mỗi người cần biết trân trọng và yêu mến loài cây này.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 3

Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.

Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.

Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.

Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.

Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 4

“Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.

Khi đọc câu văn đầu tiên, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Thép Mới đã khái quát cho người đọc hiểu rõ về mối quan hệ giữa cây tre và người dân Việt Nam.

Tiếp đến, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. Đất nước Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng. Cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: “Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: “Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi”. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Cây tre dường như đã trở thành một người bạn quá đỗi thân quen với con người.

Không chỉ vậy, họ hàng nhà tre còn có: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau. Nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Đây là một phát hiện vô cùng tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ hay viết về cây tre:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu”

(Tre Việt Nam)

Hình ảnh nhân hoá trở đã giúp người đọc hiểu được phẩm chất của cây tre: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Tre cũng mang trong mình khí chất của con người Việt Nam.

Tiếp đến, sự gắn bó của tre với con người đã được Thép Mới khắc họa rõ nét. Nhà văn đã trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh... được điệp lại, lấy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Tre còn được nhân hoá: “Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà…”. Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như “khít chặt” những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung.

“Tre là cánh tay của người nông dân”. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre”, “tre” được lặp đi lặp lại càng làm rõ sự khăng khít, gắn bó bên nhau giữa trẻ và người. Tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương, khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy.

Không chỉ vậy, tre còn gắn bó trong chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những phẩm chất của một người hùng bất khuất, kiên cường: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre vào chiến trận cũng gan dạ, kiên cường oanh liệt, lấy thân mình giữ làng nước quê hương: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Tre - người hùng chiến trận, lời tác giả viết đều chân thực, dựa trên lịch sử và thực tế vì vậy mỗi từ, mỗi chữ đều lay động tâm hồn người đọc.

Cuối cùng, tác giả đã gợi cho chúng ta những suy tư về vai trò của cây tre trong cuộc sống Hiện đại. Khi mà những xi măng, cốt sắt ngày càng nhiều thì tre vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”. Những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho chúng ta nhiều suy tư sâu sắc.

Tóm lại, Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Qua đây, người đọc đã có được những cảm nhận sâu sắc về vai trò của tre đối với dân tộc Việt Nam.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 5

Khi đến với tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Thép Mới đã cho người đọc thấy được rằng cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm chất đáng quý. Tre là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Qua đó thấy được, cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tre cũng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc lao động. Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về sự gắn bó của cây tre với con người. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong cuộc sống lao, trong lao động mà ngay cả trong chiến đấu, tre cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Sự gắn bó đó đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết khi phải trải qua hi sinh, mất mát. Cuối cùng, nhà văn khẳng định rằng tre chính là người bạn của dân tộc ta. Một lời khẳng định đúng đắn, sâu sắc.

Cuối cùng, Thép Mới còn khẳng định vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa: “khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa”. “Nhưng tre nữa sẽ vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng”. Đó là niềm tin của nhà văn vào sự tồn tại bất diệt của cây tre đối với con người.

Đọc bài viết này, chúng ta dường như không chỉ thấu hiểu được sự gắn bó mật thiết của cây tre và con người. Mà còn cảm thấy thêm yêu mến loài cây biểu tượng cho đất nước, cho con người Việt Nam này. Thép Mới đã thật thành công khi sử dụng các biện pháp tu từ trong việc diễn ra sự gắn bó, phẩm chất tốt đẹp và vai trò to lớn của cây tre.

Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã khắc họa được hình ảnh cây tre với sự gắn bó mật thiết trong cuộc sống của con người Việt Nam. Nhờ có bài viết này mà chúng ta hiểu rõ hơn về sự gắn bó giữa tre và con người.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 6

Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh cây tre vốn đã quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của cây tre: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Điều đó cho thấy tre là một loài cây gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Tiếp đến, nhà văn miêu tả vẻ đẹp của tre: “Dù ở đâu, tre vẫn vươn thẳng mình phía trước, sống xanh tốt. Dẫu cho đó là chốn đất cằn đá sỏi hay nơi màu mỡ tốt tươi”. Bởi vậy mà đi khắp mọi miền tổ quốc, chúng ta đều có thể bắt gặp hình ảnh cây tre: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Lời giới thiệu mở đầu đầy nhẹ nhàng đã cho thấy tình cảm thắm thiết, chân thành của tác giả dành cho cây tre.

Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam.

Tre cũng giống như một người bạn tâm tình của con người: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”. Tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương. Khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy. Bởi vậy mà chúng ta thêm yêu mến cây tre có lẽ cũng vì điều đó.

Đọc những câu văn tiếp theo, người đọc càng trân trọng thêm loài cây này: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Tre - người hùng chiến trận, cùng với con người chống lại kẻ thù.

Cuối cùng, nhà văn nói đến cây tre ở hiện tại. Khi mà những xi măng, cốt sắt ngày càng nhiều thì tre vẫn giữ một vị trí đặc biệt: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”. Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào những giá trị trường tồn với thời gian.

Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” là một tác phẩm hay viết về cây tre Việt Nam. Khi đọc tác phẩm, chúng ta thêm yêu mến, tự hào và trân trọng loài cây này.

Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam - Mẫu 7

Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.

Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm