Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học 6 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất

Các văn bản nghị luận đã học trong chương trình môn học Ngữ văn giúp người đọc hiểu hơn về các tác phẩm văn học.

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học
Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học, gồm 4 đoạn văn mẫu.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 1

Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ là một văn bản nghị luận rất giá trị. Văn bản đã giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ, cùng với giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Qua văn bản, tôi cảm nhận được rằng Nguyên Hồng là một con người rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Tác giả đã lí giải được lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì ông thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động được hình thành trong Nguyên Hồng đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của ông. Văn bản nghị luận trên ngắn gọn, súc tích và vô cùng dễ hiểu.

  • Câu mở rộng chủ ngữ: (Chất dân nghèo, chất lao động/được hình thành trong Nguyên Hồng) đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của ông.
  • Câu mở rộng vị ngữ: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ là (một văn bản nghị luận/ rất giá trị).

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 2

Khi đọc văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, tôi thực sự hiểu hơn về giá trị của ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài ca dao trên. Bài ca dao có hai vẻ đẹp là cái đẹp của cô gái và cái đẹp của cánh đồng. Khi phân tích bài ca dao, nhiều người thường chia làm hai phần: phần trên là vẻ đẹp của cánh đồng, phần dưới là vẻ đẹp của cô gái. Nhưng ở những câu mở đầu thì vẻ đẹp của cô gái đã được miêu tả khá rõ nét. Trong hai câu đầu không có chủ ngữ đã gợi ra một cảm giác mênh mông, bát ngát của cánh đồng. Hai câu sau, cô gái tập trung ngắm nhìn, đặc tả riêng “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ với bản thân mình. Bài ca dao là một bức tranh giàu ý tưởng. Vẻ đẹp của bài ca dao là một văn bản nghị luận tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị.

  • Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra) đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài ca dao trên.
  • Câu mở rộng vị ngữ: Vẻ đẹp của bài ca dao là (một văn bản nghị luận/ tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị).

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 3

Tôi đặc biệt ấn tượng với văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”. Qua văn bản này, Đinh Trọng Lạc đã phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Từ đó, người đọc sẽ có thêm những hiểu biết về bài thơ cũng như về tác giả. Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là một văn bản nghị luận tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị.

  • Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra) đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Câu mở rộng vị ngữ: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là (một văn bản nghị luận/tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị).

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 4

Văn bản “Thánh Gióng tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” đã giúp tôi hiểu hơn về truyền thuyết Thánh Gióng. Qua văn bản, tác giả đã làm rõ những giá trị của truyền thuyết Thánh Gióng trên nhiều phương diện. Về sự ra đời, mẹ Gióng có thai không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, mang thai mười hai tháng rồi mới sinh nở. Sự sinh nở thần kì này vẫn thường thấy trong truyện dân gian. Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Tiếng nói đầu tiên cất lên là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Sức mạnh của Thánh Gióng được nuôi dưỡng từ những điều giản dị, từ sức mạnh của nhân dân. Khi giặc đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Gióng đánh giặc bằng cả cỏ cây đất nước. Nhân dân rất yêu mến đã bất tử hóa với non sông, đất nước. Chiến công của Gióng đã để lại cho quê hương nhiều chứng tích như. Tất cả như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc. Văn bản ngắn gọn nhưng gửi gắm nhiều kiến thức giá trị.

  • Câu mở rộng chủ ngữ: (Nhân dân/ rất yêu mến)//đã bất tử hóa Gióng cùng với non sông, đất nước.
  • Câu mở rộng vị ngữ: Tiếng nói đầu tiên//là (tiếng nói/ đòi đi đánh giặc).

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 5

“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

  • Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra)//đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Câu mở rộng vị ngữ: “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất hay và giàu giá trị).

Đoạn văn cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học - Mẫu 6

“Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” là một văn bản nghị luận văn học rất giá trị. Với văn bản này, tác giả đã làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người sống ở vùng đất phương Nam. Những lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng một cách khoa học, chính xác. Bên cạnh đó, nhà văn còn đưa ra đánh giá, nhận định về truyện Đất rừng phương Nam để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm này. Các phần nằm trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.

  • Câu mở rộng chủ ngữ:(Các phần/nằm trong văn bản)// có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung
  • Câu mở rộng vị ngữ: “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”//là (một văn bản nghị luận văn học/ rất giá trị).
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm