Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai 7 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Nội dung chi tiết bao gồm 7 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn học sinh có thể tham khảo để biết cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Bài thơ Về thăm mẹ được học trong bài 2 - Thơ bốn chữ năm chữ, sách Cánh diều, tập 1 và bài 10 - Lắng nghe trái tim mình, Sách Chân trời sáng tạo, tập 2.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 1

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ. Bài thơ là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả sử dụng hình ảnh cây cau - vốn đã rất gần gũi và quen thuộc, bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những câu thơ giàu hình ảnh, khéo léo gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng”. Nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ” để giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự già nua héo hắt của người mẹ. Và thực tế đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ. Nỗi xót xa, đau đớn được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng hỏi giờ vậy/Sao mẹ ta già?”. Nhưng không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ giúp tôi hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 2

Tôi rất thích bài thơ “Mẹ” của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ là lời của người con bộc lộ tình cảm dành cho người mẹ. Người mẹ hiện lên với biết bao khổ cực, nhọc nhằn. Hình ảnh “cây cau” là biểu tượng cho người mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất”. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Động từ “nâng” và “cầm” không chỉ gợi ra hành động mà còn thể hiện được thái độ trân trọng, nâng niu của người con. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Ở cuối bài thơ là câu hỏi tu từ “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi không có câu trả lời, bởi làm sao có thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ giúp tôi biết yêu thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 3

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh cây cau - một loài cây đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đặt trong sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và câu được thể hiện qua các cụm từ “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác, ngoại hình. Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Từ “nâng” và “cầm” trong câu thơ tiếp theo đã thể hiện được tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương, trân trọng bao nhiêu, con lại cảm thấy xót xa bấy nhiêu. Cảm xúc dồn nén lại tuôn chảy thành những giọt nước mắt. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Tôi cảm thấy rất xúc động khi đọc bài thơ này.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 4

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài thơ là lời bày tỏ của người con dành cho mẹ của mình. Hình ảnh “mẹ” được đặt trong tương quan so sánh với “cau”. Mẹ hiện lên với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng” khiến con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại “ngày một thấp”. Tuổi giờ giờ đã in hằn lên bóng dáng của mẹ. Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư, nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà “Mẹ còn ngại to!”. Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày: “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Chứng kiến điều này, người con cảm thấy xót xa, mà đôi tay run run “nâng” với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con “không cầm được lệ”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thấy thật đồng cảm với nhân vật con trong bài. Câu hỏi tự vấn “Sao mẹ ta già?” như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh đã giúp khắc họa chân thực hình ảnh mẹ. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 5

Khi đọc “Mẹ” của Đỗ Trung Lai, em cảm thấy thật xúc động về tình mẫu tử. Trước tiên, bài thơ là lời của người con muốn bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ. Tác giả đặt mẹ trong sự so sánh tương quan đối lập với “cau”. Những câu thơ thể hiện điều đó như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất” đã giúp người đọc hiểu được rằng thời gian đang khiến mẹ ngày càng già đi. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” khiến người đọc càng thêm xót xa, quặn thắt khi nghĩ về mẹ. Và người con trong bài đã nâng niu vô cùng cẩn thận “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Ở cuối bài, người con đã tự hỏi “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ, hỏi đấy mà dường như chính người con cũng đã biết được câu trả lời. Chúng ta càng hiểu được rằng chẳng thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh cuối bài thơ “mây bay về xa” gợi ra mái tóc của mẹ ngày càng bạc trắng, đến một ngày nào đó sẽ rời xa những đứa con. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thật xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, chân thành.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 6

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.

Cảm nhận về bài thơ Mẹ - Mẫu 7

Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng hỏi giờ vậy/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
294
  • Lượt tải: 260
  • Lượt xem: 152.276
  • Dung lượng: 164,2 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • tho le
    tho le

    Bài văn này hay thì rất hay nhưng có bài văn nào vừa hay lại vừa ngắn ko chứ dài quá học ko nổi





    Thích Phản hồi 28/12/22
    • Son Son
      Son Son

      bài này hay nhưng thiếu nhiều ý


      Thích Phản hồi 19/12/22
      • Phó Dung
        Phó Dung

        văn hay dễ hiểu dễ học nhưng mình thấy thì trong đoạn văn của cả 4 mẫu thì vẫn thiếu nhiều chi tiết quan trọng chx nêu đc rõ và đặc biệt là thiếu nhiều ở phần cảm nhận về nghệ thuật


        Thích Phản hồi 20:32 12/10
        • Tiểu Thu
          Tiểu Thu

          Bài viết tham khảo thôi nhé. Bạn có thể tự thêm!

          Thích Phản hồi 08:04 13/10
      • mai ha
        mai ha

        quá hay








        Thích Phản hồi 21:25 03/10
        • Tân Huỳnh
          Tân Huỳnh

          Nhã nhí quá tệ nhưng cũng có chứa nhiều tình yêu thương của người mẹ


          Thích Phản hồi 19:20 17/10

          Chủ đề liên quan