Phân tích bài thơ Mây và sóng (4 mẫu) Phân tích Mây và sóng của Ta-go

Bài thơ “Mây và sóng” của tác giả Ta-go đã gửi gắm về tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, sâu sắc.

Phân tích bài thơ Mây và sóng
Phân tích bài thơ Mây và sóng

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Phân tích bài thơ Mây và sóng, bao gồm 4 bài văn mẫu. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Phân tích bài thơ Mây và sóng - Mẫu 1

Ta-go không chỉ là một nhà thơ vĩ đại của riêng Ấn Độ mà còn với thế giới. Một trong những tác phẩm của ông có thể kể đến bài thơ “Mây và sóng”.

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non - tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non. Nhân vật trữ tình trong bài là một đứa trẻ đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” được khắc họa đầy thú vị, hấp dẫn. Đó là những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Và cả chuyến hành trình ngao du khắp mọi nơi của những người ở “trong sóng”:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Trong thế giới này, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Điều này khơi gợi sự tò mò và khiến đứa trẻ đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này.

Câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng” cũng thú vị: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Khi nghe câu trả lời, em bé nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi tu từ bộc lộ tình yêu thương dành cho người mẹ.

Sau đó, em bé trở về nhà, nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể cùng chơi với mẹ:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn.

“Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng và giữ gìn tình cảm tốt đẹp này.

Phân tích bài thơ Mây và sóng - Mẫu 2

R. Ta-go có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Bài thơ Mây và sóng là một trong số đó, đã gửi gắm những thông điệp về tình mẫu tử đẹp đẽ.

Nhân vật trữ tình trong bài là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Giọng thơ toát lên vẻ hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”.

Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Điều đó khiến cho em bé cảm thấy tò mò, liền hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Nhưng khi nghe câu trả lời, em bé nhớ về mẹ đang ở nhà chờ đợi. Em bé đã tự hỏi: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi của em bé đã bộc lộ được sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Và rồi, chính điều đó khiến em nghĩ ra những trò chơi thật độc đáo và thú vị:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

Hay:

“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Qua đó, Ta-go đã khắc họa tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu sắc.

Phân tích bài thơ Mây và sóng - Mẫu 3

Tình mẫu tử là một đề tài quen thuộc trong văn học. Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go là một trong những tác phẩm hay viết về đề tài đó.

Bài thơ giống như một câu chuyện mà người kể là em bé, người nghe là mẹ. Lời mời gọi của mây mới thật hấp dẫn:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”

Và khi nghe điều đó, em đã hỏi mây rằng:

"Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”

Lắng nghe câu trả lời của mây, em bé nhớ về người mẹ của mình. Câu hỏi thật ngây thơ: “Mẹ đang đợi mình ở nhà/Làm sao có thể rời mẹ mà đến được” nhưng lại chứa chan tình cảm sâu sắc. Chẳng có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình - đó là người sẽ luôn yêu thương, bảo vệ mình. Dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi. Để rồi em bé nghĩa ra một trò chơi dành cho hai mẹ con:

“Con là mây, mẹ là trăng
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

Điều đó cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.
Lời mời gọi của những con sóng cũng chẳng kém phần hấp dẫn với em bé:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Em bé đã kể cho mẹ câu trả lời của những người trong sóng để cậu có thể khám phá thế giới với họ:

“Hãy đến chỗ gần sát biển
Và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
Là em sẽ được đưa lên trên làn sóng”

Nhưng mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ. Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui, là nụ cười của em. Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về, ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

Ở đây, em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Như vậy, “Mây và sóng” của Ta-go quả là một bài thơ hấp dẫn, đặc sắc viết về tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả.

Phân tích bài thơ Mây và sóng - Mẫu 4

Ta-go là một nhà thơ lớn của Ấn Độ. Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Một trong những bài thơ hấp dẫn của ông đó là “Mây và sóng”.

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non - tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.

Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người lắng nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu của mây và sóng. Đó là một thế giới hiện lên dưới mắt nhìn của một đứa trẻ. Nó rất tuyệt vời, lung linh và không có thật. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.

Với tấm lòng hiếu kì, mong muốn được khám phá của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu hỏi trê không chỉ thể hiện sự thắc mắc của em bé trước thế giới xung quanh, mong muốn được khám phá mọi vật.

Nguyên nhân của những lời từ chối với người “trên mây” và “trong sóng” thật đơn giản mà chan chứa tình cảm. Đó là “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” - em bé lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Và cuối cùng, em đã nghĩ ra những trò chơi dành cho hai mẹ con:

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.”
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”

Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.
Với việc kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự, bài thơ “Mây và sóng” trở nên đầy hấp dẫn, thú vị. Đồng thời, bài thơ cũng đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 6
1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Trinh Nguyen
    Trinh Nguyen

    CC( con cá) chấm mắm tôm

    Thích Phản hồi 25/03/23
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm