Văn mẫu lớp 6: Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt, vô cùng hữu ích.

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt
Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt

các bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo 3 mẫu dàn ý để có thể biết cách lập dàn ý cho bài văn của mình.

Dàn ý chung cho bài văn tả cảnh sinh hoạt

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh sinh hoạt sẽ được tả.

2. Thân bài

  • Tả bao quát khung cảnh sinh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.
  • Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.
  • Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt.

Dàn ý tả lại cảnh sum họp của gia đình em

Dàn ý số 1

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về cảnh sum họp mà em sẽ tả.

Gợi ý: Gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi xã hội càng phát triển, công việc bận rộn khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho gia đình. Bởi vậy mà khoảng thời gian sum họp vào buổi tối sẽ vô cùng ý nghĩa.

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát

- Thời gian: Buổi tối cuối tuần, dịp sinh nhật…

- Không gian: Ở nhà

- Công việc chuẩn bị: Đi chợ mua sắm đồ, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, cùng nhau nấu nướng đồ ăn, đi chơi…

2. Miêu tả lại cảnh sum họp

  • Mọi người cùng ăn uống, trò chuyện vui vẻ.
  • Dọn dẹp nhà cửa sau bữa ăn.
  • Ngồi xem vô tuyến, trò chuyện…

3. Suy nghĩ về cảnh sum họp

  • Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
  • Mong muốn sẽ có thêm nhiều buổi sum họp hơn…

III. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của buổi sum họp.

Gợi ý: Khoảng thời gian ở bên gia đình thật ý nghĩa. Nhờ vậy, em cảm thấy thêm yêu thương các thành viên trong gia đình của mình nhiều hơn.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về cảnh sum họp của gia đình em (thời gian, địa điểm).

2. Thân bài

  • Công việc chuẩn bị: Dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn…
  • Diễn biến buổi sum họp: Ăn cơm, xem vô tuyến, trò chuyện…
  • Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: vui vẻ, hạnh phúc…
  • Không khí buổi sum họp: ấm cúng, thân mật…

3. Kết bài

Suy nghĩ về buổi sum họp của gia đình, tình cảm dành cho người thân.

Dàn ý tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi

1. Mở bài

Dẫn dắt và miêu tả khái quát về khung cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

Gợi ý: Trường học là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Bên cạnh những giờ học tập chăm chỉ, thì những giờ ra chơi cũng rất quan trọng với mỗi học sinh.

2. Thân bài

a. Tả đôi nét về ngôi trường

- Diện tích của trường khá rộng, cơ sở vật chất khang trang.

- Sân trường rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát.

=> Ngôi trường là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm, giống như ngôi nhà thứ hai.

b. Tả khung cảnh sân trường vào giờ ra chơi

- Mỗi buổi học, chúng em sẽ có mười lăm phút nghỉ giải lao giữa giờ.

- Trước đó, sân trường khá vắng vẻ, yên lặng.

- Khi tiếng trống báo hiệu kết thúc tiết học vang lên, sân trường trở nên đông đúc, rộn ràng.

- Từng tốp học sinh kéo xuống sân trường: Nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt; Nhóm thì ngồi trò chuyện; Nhóm thì ngồi ôn bài…

- Giờ ra chơi kết thúc, học sinh lại trở về lớp học, sân trường quay lại vẻ yên tĩnh.

c. Suy nghĩ về giờ ra chơi

  • Phút giải lao, thư giãn của học sinh.
  • Gắn kết mối quan hệ giữa bạn bè.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của giờ ra chơi đối với học sinh.

Gợi ý: Đối với học sinh, giờ ra chơi rất quan trọng. Đó là khoảng thời gian thư giãn sau những tiết học căng thẳng, cũng như giúp tăng sự gắn kết giữa bạn bè, thầy trò. Bởi vậy, tôi sẽ trân trọng từng phút giây được học tập và vui chơi dưới mái trường thân yêu của mình.

Dàn ý tả lại một trận bóng đá mà em đã chứng kiến

1. Mở bài

Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em tham gia chứng kiến (Trận bóng đá của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào?)

2. Thân bài

- Quang cảnh trận đấu: thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem…

- Diễn biến trận đấu:

  • Hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau.
  • Các cầu thủ nổi trội trong trận đấu.
  • Những tình huống nguy hiểm, bất ngờ của hai đội.
  • Thái độ, cảm xúc của người xem…

- Kết quả của trận đấu: Tỉ số là bao nhiêu? Đội nào thắng?

3. Kết bài

Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 18
  • Lượt xem: 7.314
  • Dung lượng: 205 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 6
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngọc Diệp Nguyễn Thị
    Ngọc Diệp Nguyễn Thị

    sao ko cs buổi sinh hoạt thiếu nhi ở xóm vậy

    Thích Phản hồi 10:37 07/08