Toán lớp 4 Bài 19: Tìm số trung bình cộng Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 45, 46, 47

Giải Toán lớp 4 Bài 19: Tìm số trung bình cộng giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Thực hành, Luyện tập trong SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 45, 46, 47.

Lời giải SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 19 Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 46 - Thực hành

Bài 1

Tìm số trung bình cộng của các số

Mẫu: 9, 18, 14 và 23

(9 + 18 + 14 + 23) : 4 = 16

a) 9 và 11

b) 124; 152 và 144

c) 71; 28; 29 và 72

Lời giải:

a) 9 và 11

(9 + 11) : 2 = 10

b) 124; 152 và 144

(124 + 152 + 144) : 3 = 140

c) 71; 28; 29 và 72

(71 + 28 + 29 + 72) : 4 = 50

Bài 2

Quan sát biểu đồ sau:

Bài 2

a) Mỗi con thỏ của các tổ cân nặng bao nhiêu gam?

b) Trung bình mỗi con thỏ cân nặng bao nhiêu gam?

c) So với khối lượng trung bình của bốn con, mỗi con thỏ của các tổ nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu gam?

Lời giải:

a) Con thỏ Tổ 1 nuôi cân nặng: 1 300 g.

Con thỏ Tổ 2 nuôi cân nặng: 1 700 g.

Con thỏ Tổ 3 nuôi cân nặng 1 200 g.

Con thỏ Tổ 4 nuôi cân nặng 1 800 g.

b) Trung bình mỗi con thỏ cân nặng là:

(1 300 + 1 700 + 1 200 + 1 800) : 4 = 1 500 (g)

c) Vì 1 300 g < 1 500 g nên:

So với trung bình, con thỏ của Tổ 1 nhẹ hơn là: 1 500 – 1 300 = 200 g

Vì 1 700 g > 1 500 g nên:

So với trung bình, con thỏ của Tổ 2 nặng hơn là: 1 700 – 1 500 = 200 g

Vì 1 200 g < 1 500 g nên:

So với trung bình, con thỏ của Tổ 3 nặng hơn là: 1 500 – 1 200 = 300 g

Vì 1 800 g > 1 500 g nên:

So với trung bình, con thỏ của Tổ 4 nặng hơn là: 1 800 – 1 500 = 300 g

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 46, 47 - Luyện tập

Bài 1

Tìm số trung bình cộng của các số.

a) 815 và 729

b) 241; 135 và 215

c) 140; 210; 160 và 290

Bài 1

Lời giải:

a) 815 và 729

(815 + 729) : 2 = 1 544 : 2 = 772

b) 241; 135 và 215

(241 + 135 + 215) : 3 = 591 : 3 = 197

c) 140; 210; 160 và 290

(140 + 210 + 160 + 290) : 4 = 800 : 4 = 200

Bài 2

Biểu đồ sau thể hiện chiều cao của bạn Hương được đo vào đầu mỗi năm học

Bài 2

a) Sau mỗi năm Hương có tăng chiều cao không?

b) Viết dãy số liệu về chiều cao của Hương theo thứ tự từng năm.

c) Sau mỗi năm chiều cao của Hương tăng lần lượt bao nhiêu xăng-ti-mét?

d) Trung bình mỗi năm Hương tăng chiều cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

Lời giải:

a) Sau mỗi năm Hương có tăng chiều cao.

b) Viết dãy số liệu về chiều cao của Hương theo thứ tự từng năm:

122 cm; 127 cm; 132 cm; 140 cm.

c) Từ năm Lớp 1 đến năm Lớp 2 chiều cao của Hương tăng là: 127 – 122 = 5 cm.

Từ năm Lớp 2 đến năm Lớp 3 chiều cao của Hương tăng là: 132 – 127 = 5 cm.

Từ năm Lớp 3 đến năm Lớp 4 chiều cao của Hương tăng là: 140 – 132 = 8 cm.

Sau mỗi năm chiều cao của Hương tăng lần lượt là:

5 cm; 5 cm; 8 cm.

d) Trung bình mỗi năm Hương tăng chiều cao số xăng-ti-mét là:

(5 + 5 + 8) : 3 = 6 cm.

Bài 3

Ngày Chủ nhật xanh, trường em tham gia vệ sinh môi trường. Khối lớp Bốn thu gom vỏ hộp để tái chế. Các lớp 4A, 4B, 4C và 4D lần lượt thu được 238, 252, 241 và 289 vỏ hộp. Hỏi trung bình mỗi lớp thu được bao nhiêu vỏ hộp?

Bài 3

Bài giải

Trung bình mỗi lớp thu được số vỏ hộp là:

(238 + 252 + 241 + 289) : 4 = 255 (vỏ hộp)

Đáp số: 255 vỏ hộp

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 68
  • Lượt xem: 19.070
  • Dung lượng: 163,8 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo