Toán lớp 4 Bài 22: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 52, 53
Giải bài tập Toán lớp 4 Bài 22: Em làm được những gì với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 52, 53. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.
Giải Toán 4 chi tiết, còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của Bài 22 Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 4 Em làm được những gì sách Chân trời sáng tạo
Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 52, 53 - Luyện tập
Bài 1
Thực hiện các yêu cầu
a) Đọc các số: 38 504; 2 021; 100 000.
b) Viết các số:
Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy.
Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm.
c) Số 20 687 là số chẵn hay số lẻ?
d) Viết số 96 034 thành tổng theo các hàng.
Hướng dẫn:
- Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số theo từng lớp, lần lượt từ lớp nghìn đến lớp đơn vị.
- Viết số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ
Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn.
- Xác định giá trị của mỗi chữ số rồi viết số thành tổng
Lời giải:
a) Số 38 504 đọc là: Ba mươi tám nghìn năm trăm linh tư.
Số 2 021 đọc là: Hai nghìn không trăm hai mươi mốt.
Số 100 000 đọc là: Một trăm nghìn.
b) Viết số:
Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy: 40 007
Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm: 3 625
c) Số 20 687 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7.
d) 96 034 = 90 000 + 6 000 + 30 + 4
Bài 2
Đặt tính rồi tính
a) 9 251 + 24 078
b) 17 262 – 5 637
c) 8 316 × 4
d) 2 745 : 9
Hướng dẫn:
- Đặt các chữ số thẳng cột và cộng trừ lần lượt từ phải sang trái
- Phép nhân: Nhân lần lượt thừa số thứ hai với từng chữ số của thừa số thứ nhất từ phải sang trái
- Phép chia: Thực hiện chia từ trái sang phải
Lời giải:
Bài 3
Quan sát giá tiền bút và vở ở hình bên.
a) Em chọn các biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở.
b) Tính giá trị của một biểu thức mà em đã chọn.
c) Nếu em mang theo 50 000 đồng để mua số bút và vở trên thì tiền còn thừa có đủ mua thêm 1 quyển vở không?
Hướng dẫn:
a) Các cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở:
Cách 1: Giá tiền của một cái bút x 6 + giá tiền của một quyển vở × 6
Cách 2: (Giá tiền một cái bút + giá tiền một quyển vở) × 6
b) Tính giá trị biểu thức em chọn
c) Tính số tiền thừa còn lại và kết luận.
Lời giải:
a) Những biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở là :
b) Tính giá trị biểu thức
(2 500 + 4 500) × 6 = 7 000 × 6 = 42 000
c) Nếu em mang theo 50 000 đồng thì số tiền còn thừa là:
50 000 – 42 000 = 8 000 (đồng)
Vì 8 000 > 4 500 nên số tiền còn thừa đủ để mua thêm 1 quyển vở nữa.
Bài 4
m2, dm2 hay cm2?
a) Diện tích một chiếc nhãn vở: 15...?...
b) Diện tích một căn phòng: 15...?...
c) Diện tích một ô cửa sổ trong nhà tắm: 15...?...
Hướng dẫn:
Ước lượng rồi điền các đơn vị thích hợp.
Lời giải:
a) Diện tích một chiếc nhãn vở: 15 cm2
b) Diện tích một căn phòng: 15 m2
c) Diện tích một ô cửa sổ trong nhà tắm: 15 dm2
Bài 5
Bà ngoại của An cắt vải vụn thành những mảnh hình vuông rồi may nối chúng lại thành một cái chăn (mền) hai lớp. Khi đó cái chăn gồm các ô vải hình vuông cạnh dài 1 dm. Bà ngoại dự định làm 3 cái chăn hình vuông cạnh dài 1 m.
Em hãy tính giúp bà số mảnh vải hình vuông cần dùng.
(Coi mép nối của đường may không đáng kể).
Hướng dẫn:
Đổi 1m = 10 dm
- Tìm số mảnh vải để may 1 cái chăn
- Tìm số mảnh vải để may 3 cái chăn.
Lời giải:
Diện tích của một ô vải hình vuông cạnh dài 1 dm là 1 dm2
Diện tích của một cái chăn hình vuông cạnh dài 1m là 1m2
Vì 1 m2 = 100 dm2 nên bà cần 100 ô vải hình vuông để làm được 1 cái chăn.
Vậy để làm 3 cái chăn bà cần số ô vải hình vuông là:
100 × 3 = 300 (ô vải)
Đáp số: 300 ô vải
Bài 6
Người quản lí của một cửa hàng ăn đã thống kê lượng thực phẩm (thịt, hải sản) dư thừa do khách để lại vào một số ngày trong tuần.
Quan sát biểu đồ sau.
a) Từ thứ Năm đến Chủ nhật, lượng thực phẩm dư thừa tăng hay giảm?
b) Viết dãy số liệu về khối lượng thực phẩm dư thừa ở từng ngày theo thứ tự từ ít đến nhiều.
c) Trong bốn ngày cuối tuần, trung bình mỗi ngày khách đã lãng phí bao nhiêu ki-lô-gam thực phẩm?
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ ta thấy từ thứ Năm đến Chủ nhật, lượng thực phẩm dư thừa tăng.
b) Dãy số liệu về khối lượng thực phẩm dư thừa ở từng ngày theo thứ tự từ ít đến nhiều :
26 kg; 30 kg; 50 kg; 70 kg.
c) Trong bốn ngày cuối tuần, trung bình mỗi ngày khách đã lãng phí số ki-lô-gam thực phẩm là : (26 + 30 + 50 + 70) : 4 = 44 (kg)
Bài 7
Số?
Một gia đình có 5 người, trung bình mỗi người sử dụng 120 l nước/ngày.
Gia đình đó đã áp dụng một số biện pháp tiết kiệm nên trung bình mỗi người sử dụng 105 l nước/ ngày.
Như vậy, trong 7 ngày, gia đình đó đã tiết kiệm được ...?...l nước.
Lời giải:
Trong 1 ngày, mỗi người đã tiết kiệm được số lít nước là
120 – 105 = 15 (lít)
Trong 1 ngày, gia đình đó tiết kiệm được số lít nước là
15 x 5 = 75 (lít)
Trong 7 ngày, gia đình đó đã tiết kiệm được số lít nước là
75 x 7 = 525 (lít)
Đáp số: 525 lít nước