Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 (Word & PowerPoint)

Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lý 6 CTST của mình.

Giáo án LS - ĐL 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn, Toán, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Lịch sử - Địa lí 6 Chân trời sáng tạo:

Giáo án Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

  • Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
  • Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
  • - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
  • Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
  • Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Thiết bị dạy học: quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.
  • Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Tại sao có mưa, có nắng? Tại sao có ngày, có đêm? Tại sao Việt Nam không thường xuyên có tuyết trong khi ở Nam Cực băng tuyết lại phù đầy quanh năm? Các em sẽ có câu trá lời qua các bài học địa lí.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

I/ SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

- Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận

1/ Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

2/ nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,...

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong địa lí hay dùng.

2/ Ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm.- Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.- Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.Cơn đằng bác đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Biết được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và toạ độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.
  • Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến, giữa kinh độ và kinh tuyến, giữa vĩ độ và vĩ tuyến.
  • Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

2. Năng lực

* Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam. Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả Địa Cầu.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
  • Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
  • Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền..

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Quả Địa Cầu
  • Các hình ảnh về Trái Đất
  • Hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

....

Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo

Chương 1: Tại sao cần học lịch sử?
Bài 1: Lịch sử là gì

I. Mục tiêu dạy học

Năng lực và phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

STT
+ Năng lực chungTự chủ và tự họcTự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.1
Giao tiếp và hợp tácHiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.2
Giải quyết vấn đề sáng tạoPhân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.3
+ Năng lực đặc thùTìm hiểu lịch sửKhai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.4
Nhận thức và tư duy lịch sửGiải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.5
Phẩm chấtTrung thựcTôn trọng lẽ phải, khách quan và công bằng trong nhận thức, ứng xử.6
Chăm chỉLuôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt.7
Yêu nướcThể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.8
Nhân áiTôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.9

II. Thiết bị dạy học

1. Giáo viên:

  • Phiếu hỏi K-W-L-H
  • Phiếu học tập dùng cho nội dung “Học lịch sử để làm gì”.
  • Video bài hát “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động học

Đáp ứng mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KT/HT dạy học

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

5 phút

3,7

Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Giới thiệu khung chương trình lịch sử 6 và phương pháp học bộ môn.

Đàm thoại

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)

2.1 Tìm hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?

1,5

Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

PP sử dụng tài liệu.

PP sử dụng đồ dùng trực quan.

Kĩ thuật động não

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

2.2 Tìm hiểu Vì sao cần thiết phải học môn lịch sử?

2, 4

Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

PP thảo luận nhóm

KTDH: khăn trải bàn

GV đánh giá quá trình làm việc của nhóm học sinh. GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm phiếu học tập.

Hoạt động 3:

Luyện tập

7 phút

7

Trò chơi “chuyến xe lịch sử”

PP dạy học trò chơi

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 4:

Vận dụng, mở rộng

9

Vận dụng kiến thức đã học để trình bày giải thích lời dạy của Bác.

Kỹ thuật: Think-Pair-Share.

GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS theo dõi video, trả lời câu hỏi theo định hướng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề

1. Lịch sử và môn lịch sử

a. Mục tiêu:1

b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn:

  • Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy?
  • Hãy kể một số sự kiện mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử - địa lý 4 và 5

- Giáo viên giới thiệu một số bức tranh, tài liệu về một số sự kiện lịch sử (tranh trong sách giáo khoa) và phát vấn:

  • Bức tranh này nói đến sự kiện lịch sử nào?
  • Sự kiện này diễn ra ở đâu?
  • Ai có liên quan đến sự kiện đó?

- Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm: GV cho học sinh mô tả một lớp học thời hiện tại (GV cho gợi ý trước để học sinh mô tả: bàn ghế, tường, trang phục, quang cảnh (trong phòng, ngoài phố)…). Hình thức này GV có thể có nhiều cách: cho cả lớp suy nghĩ và một số em đại diện nhóm kể cho lớp nghe, hoặc chia nhóm, cuối cùng hỏi:

+ Những miêu tả của các em có giống nhau không?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

  • Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
  • Học sinh quan sát một số bức tranh do giáo viên đưa ra trong vòng vài phút và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Mời một số học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra

* Giáo viên đặt vấn đề: (học sinh chưa nhất thiết phải trả lời)

  • Những miêu tả giúp cho con được gì? (giúp con nhớ lại, nói lại).
  • Tại sao con phải miêu tả ra? (do người lớn, bạn bè hỏi lại)
  • Những miêu tả này là có giúp con sờ được, cảm nhận được, nhìn thấy được không? (không)
  • Vậy những cái miêu tả trong câu chuyện con kể được gọi là gì? (lịch sử)
  • Vậy theo con hiểu, lịch sử là gì? (những câu chuyện, những miêu tả mà con vừa kể cho lớp nghe)
  • Những câu chuyện đó diễn ra từ rất lâu rồi, quá lâu thì con (tại con kể lại) có thể gọi là gì? (quá khứ). GV cũng diễn thêm: “quá khứ” thực ra chính là những câu chuyện mà con kể cho lớp, con nhớ lại kể cho lớp nghe => “quá khứ” rất lâu, lâu rồi.
  • Vậy lịch sử là gì? (là quá khứ, những hành động của con người đã làm rồi; khác với chưa làm là “tương lai” (will Verb, future plan)

GV cũng diễn đạt đơn giản khái niệm “lịch sử”:

  • Theo Herodotos, “lịch sử” có nghĩa là điều tra (đến thế kỷ XVII thấy rất nhiều chữ “điều tra”, “truy vấn”), nghe kể rồi viết ra
  • Theo Barzun và Rothfel, “lịch sử” là chỉ các biến cố của quá khứ, hay hiểu gọn là “những việc đã làm rồi, đã xảy ra rồi”.

- Môn lịch sử là gì? (tìm hiểu mọi hoạt động của con người từ xưa đến nay)

GV chốt lại thành các nội dung chính:

  • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
  • Môn lịch sử là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay.

2. Vì sao phải học lịch sử?

Mục tiêu: Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

Nội dung: học sinh làm việc nhóm

Sản phẩm: Phiếu học tập

Cách thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

  • Nhiệm vụ 1: có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
  • Nhiệm vụ 2: Học sinh quan sát hình 1.2, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

- Theo con, hoạt động gì đang diễn ra trong bức ảnh?

- Nếu biết thì nhờ đâu con biết?

- Hoạt động này khiến con nhớ đến nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam?

- Hoạt động này có ý nghĩa gì?

Với câu hỏi này, GV có nhiều cách: chia nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”, hoạt động cá nhân.

+ Nhiệm vụ 3:

  • Học sinh đọc đoạn văn trong sách, trang 11 và trả lời câu hỏi: Học lịch sử để làm gì?
  • Qua việc tìm hiểu hình 1.2, em hãy cho biết: tại sao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc?

+ Nhiệm vụ 4: Đọc 2 câu thơ trong bài thơ của Hồ Chủ tịch, rồi hỏi: Em hiểu như thế nào về từ “gốc tích” trong câu thơ bên dưới của Bác Hồ. Nêu ý nghĩa câu thơ đó.

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh thực hiện hoạt động học tập, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm.

- Hoạt động nhóm:

  • Mời 3 nhóm báo cáo (nhóm lẻ) 2 phút trình bày
  • Mời 3 nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến (nhóm chẵn) theo nguyên tắc 3 – 2 - 1, 3 lời khen – 2 góp ý, 1 – câu hỏi. (1 phút). Nhận xét theo cặp 2-1, 4 – 3, 6 – 5.

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh báo cáo kết quả theo nhiệm vụ giáo viên đã giao.

* Giáo viên sửa chữa và chuẩn hoá kiến thức:

Học lịch sử để:

  • Biết được cội nguồn của tổ tiên
  • Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như thế nào để có cuộc sống như hôm nay
  • Đúc kết các bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai.

3. Khám phá quá khứ từ các nguồn tư liệu

a. Mục tiêu: nhận diện và phân tích tư liệu – như là công cụ nhận diện lịch sử.

b. Nội dung: học sinh làm việc nhóm

c. Sản phẩm: Phiếu học tập

d. Cách thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Đọc hai đoạn tư liệu trong sách và trả lời các câu hỏi:

  • Tư liệu lịch sử là gì?
  • Có mấy loại tư liệu lịch sử?
  • Ý nghĩa chung của các tư liệu lịch sử là gì?
  • Em có suy nghĩ gì về câu nói của nhà sử học Langlois S. Seniobos: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử? => hình dung tư liệu như những mảnh ghép để các nhà sử học ghép lại thành một bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình.

+ Nhiệm vụ 2: Các em quan sát từ hình 1.3 đến 1.6 và phân loại tư liệu

  • Trước hết, các em sẽ nhắc lại bài học là có bao nhiêu loại tư liệu.
  • Sắp xếp tư liệu. Phần này giáo viên chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một vài hình tương ứng với loại tư liệu mà nhóm được phân công. Vd: nhóm 1 là loại hình tư liệu truyền miệng thì chọn hình ảnh nào liên quan đến tư liệu truyền miệng…. tương tự như thế với hai nhóm còn lại.

+ Nhiệm vụ 3: nhà sử học nhỏ tuổi

  • GV đưa ra các truyền thuyết, các hiện vật liên quan đến một chủ đề GV dự tính trước (vd truyền thuyết Mị Châu, vũ khí thời Âu Lạc) như những mảnh tư liệu khác nhau
  • GV yêu cầu học sinh: em hãy sắp xếp các mảnh tư liệu này, kể cho các bạn nghe về một sự kiện lịch sử được GV ấn định trước (ngày toàn quốc kháng chiến, chức năng của nhà nước Âu Lạc…)

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên

GV kết luận và ghi bài cho học sinh:

  • Tư liệu gốc là loại tư liệu ghi lại trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
  • Tư liệu truyền miệng gồm truyền thuyết, dân ca, thần thoại… được truyền qua nhiều đời
  • Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chép tay hay in trên giấy, viết trên mai rùa hay vỏ cây…khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra
  • Tư liệu hiện vật là những dấu tích của người xưa còn giữ được trong lòng đất như công trình kiến trúc, đồ gốm, tác phẩm nghệ thuật… Nó giúp chúng ta phục dựng lịch sử và là cách để kiểm chứng tư liệu chữ viết

Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

- GV chuẩn bị trước bảng hỏi K-W-L-H. Ở bảng hỏi này thì trước đó GV yêu cầu học sinh điền trước cột K (những điều em đã biết về bài này) và cột W (các câu hỏi mà em muốn đặt ra (muốn biết thêm) khi học bài này). Phần củng cố thì GV yêu cầu HS viết vào cột L (học sinh học được những gì qua bài học này). Cột H là học sinh muốn biết thêm, mở rộng hiểu biết xung quanh vấn đề.

- GV có thể chuẩn bị trò chơi ô chữ

- Trả lời một số câu hỏi vận dụng: (GV có thể giao thành bài tập về nhà cho học sinh)

  • Em hãy chia sẻ một số cách học môn lịch sử mà em biết, cách học nào giúp em hứng thú với môn học nhất?
  • Các bạn trong hình (đi thăm đài liệt sĩ). Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
  • Em hãy cho biết ở địa phương em đang sống có những di tích lịch sử nào? Hãy kể cho cả lớp nghe về một di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử cụ thể.
  • Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả về lịch sử ngôi trường em đang học (trường được thành lập khi nào, nó thay đổi như thế nào theo thời gian…)
  • Cửa Bắc, một kiến trúc cổ nằm trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội); còn nguyên dấu vết đạn pháo của Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội (1882). Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi các vết đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 6.870
  • Lượt xem: 18.563
  • Dung lượng: 37,3 MB
Sắp xếp theo