Giáo án Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Tin học 6 theo Công văn 5512

Giáo án Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin học 6 Kết nối tri thức của mình.

Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Khoa học tự nhiên, Toán, Ngữ văn, Công nghệ, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức:

Giáo án môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Thông tin
  • Dữ liệu
  • Vật mang tin
  • Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
  • Tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
  • Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
  • Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu.

HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin.

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin.

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên)

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng.

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông ….

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.

..................................................

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên: ……………………

TÊN BÀI DẠY: XỬ LÝ THÔNG TIN

Môn: Tin học Lớp 6

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Nắm được các bước cơ bản trong quy trình xử lý thông tin
  • Giải thích được máy tính là công cụ xử lý thông tin hiệu quả
  • Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin
  • Củng cố khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu ở Bài 1

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các bước cơ bản trong quá trình Xử lý thông tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: quy trình Xử lý thông tin, các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm).

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa): Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin.

Năng lực C (NLc):

  • Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử.
  • Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ.

Năng lực D (NLd): Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

  • Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
  • Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa
  • Học liệu: SGK, SGV, Giáo án

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh.

b) Nội dung: Đoạn văn trong phần khởi động.

c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản.

d) Tổ chức thực hiện: Cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong Sách giáo khoa.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Nắm được các bước xử lý thông tin cơ bản thông qua việc phân tích hoạt động xử lý thông tin của con người thành những hoạt động thành phần, bao gồm: (1) Thu thập, (2) Lưu trữ, (3) Biến đổi và (4) Truyền tải thông tin.

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lý ở mỗi hoạt động xử lý thông tin cơ bản. Ngoài ra HS nhận biết được sự khác biệt giữa hoạt động thông tin và hoạt động cơ học.

b) Nội dung: Phiếu học tập số 1 và các đoạn văn mô tả về hoạt động sút bóng của các cầu thủ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cho 5 câu hỏi của hoạt động (yêu cầu HS trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu. Yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời với cả lớp.

HĐ 2.2. Nắm được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.

a) Mục tiêu: HS nắm được các thành phần thực hiện xử lý thông tin trong máy tính, hiểu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin. Hiểu rõ hơn về khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu trong Bài 1. Từ đó đưa ra được ví dụ minh họa cho quá trình này.

b) Nội dung: Phiếu học tập số 2 và các đoạn văn mô tả về các thành phần của máy tính, vai trò của các thành phần này trong quá trình xử lý thông tin bằng máy tính (sự tương ứng về vai trò của các thiết bị với các bước trong quy trình xử lý thông tin bằng máy tính).

c) Sản phẩm: Câu trả lời cho hai câu hỏi của hoạt động (yêu cầu câu trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 2. Giao yêu cầu cho các nhóm trả lời hai ý được bao hàm trong phiếu (Cho ví dụ máy tính giúp con người trong bốn bước xử lý thông tin và So sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính), các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các bước trong quy trình Xử lý thông tin, phân loại được bước Thu nhận, Lưu trữ, Xử lý và Truyền tin thông qua các hoạt động cụ thể của con người. Hiểu được vật mang tin rất đa dạng.

b) Nội dung: Đoạn văn bản, các câu hỏi trong phần luyện tập. Phân loại các hoạt động Thu nhận, Lưu trữ, Xử lý và Truyền tin (sự phân loại này đôi khi chỉ mang tính chất tương đối).

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: Yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được quy trình xử lý thông tin vào các hoạt động thực tế.

b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thu nhận thông tin (Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì?, ...); lưu trữ thông tin (ghi chép thông tin), xử lý thông tin (kẻ bảng, sơ đồ tư duy,…), truyền thông tin (hỏi ý kiến phụ huynh hoặc trao đổi kế hoạch với các bạn trong lớp).

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 2:

Phiếu học tập số 2

TÊN BÀI DẠY: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1.
  • Biết được bit là đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất; các bội số của nó là Byte, KB, MB, …
  • Biết được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, …

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng quan sát, khám phá thế giới số xung quanh, trong cách thể hiện, biểu diễn
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực Tin học

  • Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin.
  • Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng.

3. Về phẩm chất:

  • Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
  • Ham học, khám phá: Có khả năng quan sát, phát hiện vấn đề; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải thích một số hoạt động số hóa trong xã hội số.
  • Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
  • Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp các em hình dung được rằng một số thập phân có thể được biểu diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1.

b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi theo nhóm (4 HS).

c) Sản phẩm: Kết quả biểu diễn của dãy 0 và 1 của các nhóm. Nhóm dành được điểm cộng khi có kết quả biểu diễn đúng. Mỗi biểu diễn đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm..

d) Tổ chức thực hiện: chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Các nhóm thực hiện bốc thăm để thực hiện biểu diễn số một số từ 0 đến 7 thành dãy ký hiệu nhị phân. Nhóm cử ra một bạn ghi kết quả lên bảng. Tổng thời gian hoạt động là 15 phút.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu: Giúp các em biết và vận dụng được cách biểu diễn một hình ảnh đen trắng dưới dạng một (các) dãy ký hiệu 0 và 1

b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của HĐ thảo luận trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi theo nhóm (4 HS).

c) Sản phẩm: Kết quả hình trái tim biểu diễn dưới dạng một ma trận điểm đen – trắng được chuyển thành các dòng ký hiệu 0 và 1; kết quả nối các dòng ký hiệu 0 và 1 này thành một dãy ký hiệu 0 và 1. Nhóm thực hiện đúng và nhanh nhất được cộng 2 điểm cộng cho mỗi các nhân. 2 nhóm về nhì và thực hiện đúng được cộng 1 điểm cho mỗi cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên có thể chuẩn bị một số hình mà trận điểm ảnh đen trắng khác nhau và cho các nhóm học sinh bốc thăm. Các nhóm thực hiện và cử một bạn ghi kết quả lên bảng. Tổng thời gian hoạt động là 10 phút.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Biết được đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất là bít và các bội số của nó: byte, KB, MB, GB, …; Thực hiện được chuyển đổi từ một đơn vị lớn sang các đơn vị nhỏ hơn.

b) Nội dung: Giáo viên đặt các câu hỏi là các tình huống trong thực tế như: khả năng lưu trữ của một đĩa cứng, đĩa qua, thẻ nhớ, …; kích thước của một file ảnh, file chương trình, …; Yêu cầu HS chuyển các kích thước này sang các đơn vị nhỏ hơn.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đọc, nói hoặc ghi lên các câu hỏi tình huống. Có thể sử dụng các trường hợp thực tế trên máy tính, thông qua tranh ảnh. Các học sinh có tối đa 3 hoặc 5 phút để tìm câu trả lời. Mỗi câu trả lời đúng, HS được 1 điểm cộng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS tự tìm hiểu và khám phá các tình huống thực tế về đơn vị lưu trữ thông tin.

b) Nội dung: HS tự tìm các tình huống trên máy tính của mình, trên mạng, sách báo về các trường hợp có ghi về đơn vị lưu trữ thông tin. So sánh các trường hợp khác nhau về khả năng lưu trữ.

c) Sản phẩm: Các ví dụ, tình huống mà HS tìm thấy; câu trả lời về so sánh các thông tin tìm được.

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa bài tập để học sinh có thể làm ngay tại lớp nếu đảm bảo điều kiện về máy tính, mạng, các sách, báo, tài liệu mà GV đã chuẩn bị. GV cũng có thể yêu cầu các HS làm bài tập về nhà và nộp lại buoir hôn sau.

.....

>> Tải file Giáo án Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống để tham khảo đầy đủ!

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10.729
  • Lượt xem: 26.471
  • Dung lượng: 3,9 MB
Sắp xếp theo