Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDCD lớp 6

Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD 6 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.

KHBD Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Ngữ văn, Toán, Lịch sử - Địa lí. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo:

Lưu ý: Bộ giáo án này của Dự án Giáo án miễn phí Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí - GDCD THCS của cô Hoàng Hà chia sẻ miễn phí.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

TÊN BÀI DẠY: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

  • Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu Powerpoint, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

Ai hiểu biết

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”

Luật chơi:

v Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.

v Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

 

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.

Đọc thông tin

Trò chơi thử tài hiểu biết

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)

Sản phẩm

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS thông qua h thng câu hi , phiếu bài tập

Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin

Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập

Câu 1: Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Câu 3: Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Khám phá

1. Khái niệm

*Thông tin

*Nhận xét

* Kết luận:

-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

Nhiệm vụ 2: Các truyền thống tốt đẹp

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết”.

Bước 4: Đánh giá kết qu thc hin nhim v

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Giáo viên giới thiệu: Chú ý phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục.

Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Các truyền thống tốt đẹp

- Một số biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ: truyền thống tốt đẹp về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS thông qua câu hỏi thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện”

* Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Nêu suy nghĩ của bạn về câu nói: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chác cho mỗi người khi bước vào đời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Giáo viên: - Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?

3. Ý nghĩa

- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

- GV giao nhim v cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn

-GV: Chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1, 3: Hãy nêu những việc làm biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Nhóm 2, 4: Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (2’).

+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm: (2’).

+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân, nhóm suy nghĩ, trả lời.

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

4. Cách rèn luyện:

Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành vi và thái độ phù hợp.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo!

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm