Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN lớp 6

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN 6 Kết nối tri thức của mình.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Khoa học tự nhiên, Toán, Ngữ văn, Công nghệ, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 6. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án HĐTN 6 Kết nối tri thức:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

Sau chủ đề này, HS:

  • Nêu và thực hiện được những việc nên làm đổ thiết lập được các mối quan hệ với bạn, thầy cô và giữ gìn được tình bạn, tình thầy trò.
  • Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà nước
  • Nêu và thực hiện được những việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới.
  • Xác định và giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
  • Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, thích ứng với cuộc sống, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

TUẦN 1- TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

(LẺ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng
  • Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng
  • Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.

2. Năng lực:

  • Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
  • Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:

  • Thành lập BTC ngày lễ khai giảng: Ban Chỉ ủy, BGH và trưởng các đoàn thể,
  • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, triển khai hoạt động;
  • Kịch bản chương trình lễ khai giảng;
  • Thành lập đội nghi lễ: đội trống, đội cờ;
  • Gửi giấy mời các đại biểu;
  • Trang trí phông khai giảng;
  • Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống; đĩa nhạc Quốc ca, Quốc kì;
  • Quà tặng cho HS khó khăn trong trường (nếu có);
  • Nhà trường cần có phương án dự phòng nếu trời mưa.

2. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;
  • Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác;
  • Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng;
  • Tập dượt nghỉ lễ khai giảng: đón HS lớp 6, đón đại biểu, lễ chào cờ, lễ diễu hành (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn.

c. Sản phẩm: Thái độ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng

a. Mục tiêu:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
  • Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:

1. Đón tiếp đại biểu

2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.

3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.

4. Lễ chào cờ

5. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.

6. Đại diện cán bộ địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai trường. Khi nghe đọc thư, toàn trường đứng nghiêm.

7. Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường. Trong diễn văn có điểm qua thành tích lớn cứa trường trong năm học trước, nêu chủ đề và phát động thi đua năm học mới, tuyên bố khai giảng, lời chào mừng các em HS lớp 6. Sau khi tuyên bố khai giảng năm học mới, hiệu trưởng đánh trống khai trường (kèm theo lời bình nếu có).

8. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.

9. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.

10. Đại biểu chúc mừng GV và HS.

11. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).

Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng

a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng đón chào năm học mới.

b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.

c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.
  • Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hướng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.

c. Hoạt động tiếp nối

a. Mục tiêu: HS thực hiện kí cam kết

b. Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp

c. Sản phẩm: HS kí cam kết

d. Tổ chức thực hiện:

- HS các lớp cam kết thi đua học tập và rèn luyện trong năm học

- Phát huy truyền thống nhà trường và kính thầy, yêu bạn

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi

Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Ý thức, thái độ của HS

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

TUẦN 1 - TIẾT 2: LỚP HỌC MỚI CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Kể được tên các bạn trong lớp, trong tổ và tên các thầy, cô giáo dạy lớp mình;
  • Nêu được những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò;
  • Biết cách thiết lập được mối quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
  • Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...; sự tự tin, thiện chí; phẩm chất nhân ái.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

  • Thiết bị phát nhạc và các bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò;
  • Các tình huống về những việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô xảy ra trong thực tiễn ở lớp, ở trường mình để có thể bổ sung, thay thế các tình huống giả định;
  • Một hộp giấy đựng phiếu trả lời câu hỏi trong Hoạt động 1 của HS.

2. Đối với HS:

  • Sưu tầm những tình huống về các việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô có trong thực tiễn ở lớp, ở trường;
  • Những trải nghiệm của bản thân về việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò và thiết lập quan hệ với bạn bè, thầy cô.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS nghe một vài bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

  • Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
  • Mong ước của em về môi trường học tập là gì?

- GV khích lệ HS nêu những ý kiến không trùng lặp và ghi lên bảng.

- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Lớp học mới của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp học mới

a. Mục tiêu:

  • Làm quen được với bạn bè, thầy cô giáo trong môi trường học tập mới;
  • Kể được tên các bạn trong tổ, lớp và các thầy, cô giáo dạy lớp mình;
  • Biết được môi trường lớp học mới của mình.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS tự giới thiệu bản thân với các bạn trong tố và lắng nghe các bạn trong tổ giới thiệu về mình theo các gợi ý.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm cho 35 tuần học!

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10.254
  • Lượt xem: 25.797
  • Dung lượng: 3,1 MB
Sắp xếp theo