Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDCD lớp 6
Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn GDCD 6 KNTT theo chương trình mới.
KHBD Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Khoa học tự nhiên, Toán, Ngữ văn, Công nghệ, Lịch sử - Địa lí, Tin học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức:
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức
Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
II. Kĩ năng và năng lực
1. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
2. Năng lực: Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động | |
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. | |
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng HS thảo luận câu hỏi: a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó? | -Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc. -Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi |
B. Hoạt động khám phá | |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ. | 1.Truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy? b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ + GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận + GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy. b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác... Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện. Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa. |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ. | 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt: a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? | a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. |
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? | b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. |
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập � GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. � GV nhận xét, kết luận. � GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ . | 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân? | a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân. |
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? | b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩ tích cực, rất đáng được phát huy. |
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. |
C. Hoạt động luyện tập | |
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Nội dung – Tổ chức thực hiện: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ. b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào. | Em đồng tình với (a) (b ) - không đồng tình với ý kiến ( c). Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống. |
Xử lý tình huống | |
Nội dung – Tổ chức thực hiện: � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS Theo em, Bình phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ? Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? | Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt. |
Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là tất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau." Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống. | |
D. Hoạt động vận dụng | |
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. | Gửi mẹ! Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm đèn trung thu của mình. Bởi nhờ có những chiếc đèn của gia đình mình làm ra mà các bạn nhỏ đã có 1 cái tết trung thu trọn vẹn. Con sẽ cố gắng học tập tốt hơn để sau này sẽ đưa truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa. Con của mẹ |
Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau: | |
Tên truyền thống | Cách giữ gìn và phát huy |
Truyền thống hiếu học | Cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức. |
Truyền thống làm gốm | Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh |
Truyền thống giúp đỡ người nghèo | Nỗ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp các bạn trong lớp từ những việc nhỏ nhặt nhất. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Tiết 3 + 4
Bài 2: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.
- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Yêu thương con người”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
Tiết 3: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thé nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Tiết 4: Yêu thương con người là gì? Nêu một số việc làm thể hiện yêu thương con người mà em biết?
.....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức!
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- 0977425519Thích · Phản hồi · 0 · 05/09/23
- Tiểu HyThích · Phản hồi · 0 · 05/09/23
-