Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án buổi chiều Văn 6

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô xây dựng giáo án tăng cường môn Ngữ văn 6 theo chương trình mới.

Giáo án dạy thêm Văn 6 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án dạy thêm Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 6 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Bài mở đầu: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 2 tiết

NÓI VÀ NGHE CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

3. Phẩm chất:

  • Tự tin trước đám đông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh mái trường, lớp học, bạn bè và thầy cô giáo ở ngôi trường.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức trò chơi: Người ấy là ai?

  • GV sử dụng hình ảnh của các thầy, cô giáo, các bạn trong lớp hoặc bác bảo vệ, lao công trong nhà trường. HS dựa vào ảnh đoán tên. Nhóm nào giơ tay nhanh, đoán đúng sẽ giành chiến thắng.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
  • Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lên cấp THCS là các em đã bước vào một thế giới mới, mới về bạn bè, thầy cô và cả những môn học mới. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ về môi trường học mới này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu hỏi gợi ý

Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?

Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?

- GV chia sẻ những cảm xúc của mình trong quá khứ trong những ngày đầu tiên là HS cấp THCS để tạo không khí cởi mở, thoải mái cho các em.

- HS chia sẻ suy nghĩ cá nhân theo cặp đôi.

- GV mời HS lên chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Chia sẻ theo nhóm về những thuận lợi và khó khăn khi chuyển lên cấp học mới. Từ đó, có thêm sự đồng cảm, chia sẻ và thêm sự thân quen với các bạn trong lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS: HS lắng nghe chia sẻ thêm từ các nhóm khác.
  • GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 1: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

  • Nhận biết được được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6.
  • Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
  • Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Phẩm chất:

  • Có ý thức học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng kĩ thuật KWL tổ chức cho HS chia sẻ về ngữ văn 6:

  • Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6?
  • Những điều em mong muốn khi học SGK Ngữ văn 6?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: SGK là tài liệu chính thức sử dụng trong nhà trường. Vậy cuốn sách Ngữ văn 6 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều gì?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV mời HS đọc VB.

- GV cũng có thể chia VB ra thành hai phần, gọi 2 HS đọc: phần giới thiệu sách và phương pháp học tập môn Ngữ văn.

- GV đặt câu hỏi:

+ Tên bộ sách là Chân trời sáng tạo gợi cho em suy nghĩ hoặc liên tưởng gì? Có vẻ ghi lại hoặc vẽ lại những điều em suy nghĩ được?

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn

Chia lớp làm 4 đội liệt kê nhanh.

Mạch kết nối

Những bài liên quan

Kết nối em với thiên nhiên

Kết nối em với cộng đồng

Kết nối em với chính mình

- Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao?

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV cho HS xem một số sản phẩm học tập môn ngữ văn như: sổ tay Ngữ văn, video clip, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin…

1. Nội dung học

- Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính:

Kết nối em với thiên nhiên: Trò chuyện cùng thiên nhiên, Mẹ Thiên nhiên, Vẻ đẹp quê hương.

Kết nối em với cộng đồng: Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích, Gia đình thương yêu, Những góc nhìn cuộc sống.

Kết nối em với chính mình: Những trải nghiệm trong đời, Nuôi dưỡng tâm hồn, Điểm tựa tinh thần.

2. Phương pháp học tập

- Sử dụng sổ tay ngữ văn

- Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học…

Tạo nhóm thảo luận môn học

- Làm thẻ thông tin

- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo

- CLB đọc sách

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Môn học Ngữ văn 6 gồm mấy chủ điểm? Hãy tìm hiểu SGK Ngữ văn học kì 1 để biết chúng ta học những chủ điểm nào?
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
  • GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS: Hãy đọc và tìm hiểu các phương pháp học tập môn Ngữ văn để nắm được cách áp dụng vào thực tế học tập.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

......

>> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.226
  • Lượt xem: 3.632
  • Dung lượng: 4,7 MB
Sắp xếp theo