Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Trắc nghiệm Địa lí 6 có đáp án (Mở đầu - Bài 24)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm gồm 2 bộ, thầy cô có thể tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới. Với các câu hỏi trắc nghiệm từ bài mở đầu cho tới bài 24, được chia theo mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng.

Qua đó, còn giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo bài, nhằm củng cố kiến thức Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo cho mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

I. Theo mức độ nhận thức: Nhận biết: 40%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 30%.

Tổng số câu hỏi: 350

TT

Nội dung kiến thức

(theo Chương/bài/chủ đề)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

số câu

1

Bài mở đầu

1

1

1

3

2

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí.

9

5

2

16

3

Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng.

8

4

3

15

4

Bài 3: Tìm đường trên bản đồ.

4

7

8

19

5

Bài 4: Lược đồ trí nhớ.

2

2

1

5

6

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất.

7

3

2

12

7

Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.

5

7

10

22

8

Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời và các hệ quả.

7

6

6

19

9

Bài 8: Thực hành: Xác định phương hướng ngoài thực tế.

3

1

2

6

10

Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa.

8

5

4

17

11

Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh . Các dạng địa hình chính. Khoáng sản.

7

5

6

18

12

Bài 11: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

4

2

3

9

13

Bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên Trái Đất.

6

5

5

16

14

Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái Đất

10

9

9

28

15

Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

3

3

3

9

16

Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

3

3

3

9

17

Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

3

2

2

7

18

Bài 17: Sông và hồ

7

5

4

16

19

Bài 18 : Biển và đại dương

7

6

6

19

20

Bài 19. Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình.

9

6

6

21

21

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới.

6

4

7

17

22

Bài 21. Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

3

2

0

5

23

Bài 22. Dân số và phân bố dân cư.

10

9

7

26

24

Bài 23. Con người và thiên nhiên.

5

1

5

11

25

Bài 24. Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên.

3

2

0

5

Cộng

140

105

105

350

II. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

1. Nội dung: Bài mở đầu (số câu 03)

a) Nhận biết:

Câu 1. Dùng kiến thức môn học nào sau đây phù hợp để giải thích câu ca dao, tục ngữ “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”?

A. Địa lí học.
B. Toán học.
C. Sinh học.
D. Lịch sử học.

b) Thông hiểu:

Câu 1. Ở lớp 6, các em sẽ tìm hiểu một số khái niệm Địa lí cơ bản nào?

A. Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất.
B. Địa lí dân cư.
C. Thiên nhiên và con người ở các châu lục.
D. Địa lí kinh tế.

c) Vận dụng:

Câu 1. Nội dung nào sau đây không thuộc kiến thức về vai trò địa lí trong cuộc sống?

A. Giúp học sinh có cuộc sống thẩm mỹ hơn.
B. Giúp học sinh hiểu biết các hiện tượng Địa lí trong tự nhiên.
C. Giúp học sinh tìm hiểu về quá trình thay đổi của các sự vật hiện tượng.
D. Giúp học sinh hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

2. Nội dung: Bài 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí: (số câu 16)

a) Nhận biết:

Câu 1. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. theo dõi các hiện tượng khí hậu.
D. theo dõi sự trôi dạt của các địa mảng.

Câu 2. Vĩ tuyến nào ngắn nhất trên quả Địa Cầu?

A. Vĩ tuyến 900.
B. Vĩ tuyến 300.
C. Vĩ tuyến 600.
D. Vĩ tuyến 00.

Câu 3. Vĩ tuyến nào chia quả Địa Cầu thành hai phần bằng nhau?

A. Vĩ tuyến gốc 00. B. Vĩ tuyến 600.
C. Vĩ tuyến 900.
D. Vĩ tuyến 23027’.

Câu 4. Kinh tuyến là gì?

A. Là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
B. Là những vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu song song với đường xích đạo.
C. Là những đường cắt nhau biểu hiện vị trí một điểm.
D. Là những đường thẳng vuông góc với xích đạo.

Câu 5. Kinh tuyến gốc là:

A. Kinh tuyến 00.
B. Kinh tuyến 1800.
C. Kinh tuyến 1200.
D. Kinh tuyến 900.

Câu 6. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Anh.
B. Bồ Đào Nha.
C. Đức.
D. Tây Ban Nha.

Câu 7. Toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ được xác định là

A. kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
B. kinh tuyến của điểm đó trên bản đồ.
C. phương hướng của điểm đó trên bản đồ.
D. vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.

Câu 8. Kinh độ của một điểm là

A. khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến gốc.
B. khoảng cách tính bằng km từ điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
C. khoảng cách tính bằng km từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
D. khoảng cách bằng số độ tính từ địa điểm đó đến đường xích đạo.

Câu 9. Vĩ độ của một điểm là

A. khoảng cách bằng số độ tính từ địa điểm đó đến đường xích đạo.
B. khoảng cách tính bằng km từ điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
C. khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến gốc.
D. khoảng cách tính bằng km từ điểm đó đến kinh tuyến gốc.

b) Thông hiểu:

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về độ dài của các đường kinh tuyến?

A. Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau.
B. Các kinh tuyến Đông dài hơn kinh tuyến Tây.
C. Các kinh tuyến Tây dài hơn kinh tuyến Đông.
D. Thay đổi tuỳ theo vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời.

Câu 2. Những kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800 là các

A. kinh tuyến Đông.
B. kinh tuyến Tây.
C. kinh tuyến Nam.
D. kinh tuyên Bắc.

Câu 3. Những kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800 là các
A. kinh tuyến Tây.
B. kinh tuyến Đông.
C. kinh tuyến Nam.
D. kinh tuyên Bắc.

.....

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí

Câu 1. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. Cuốn sách giáo khoa.
B. Phương tiện.
C. Bách khoa toàn thư.
D. Cẩm nang tri thức.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.
B. Văn hóa.
C. Nhà xưởng.
D. Sinh vật.

Câu 3. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.
B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.
C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.
D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Câu 4. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.
B. Sách, vở.
C. Khí áp kế.
D. Nhiệt kế.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.
B. Xẻ núi làm đường.
C. Sạt lở ở đồi núi.
D. Đổ đất lấp bãi biển.

Câu 6. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.
B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.
D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Câu 7. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.
B. Biểu đồ.
C. Tranh, ảnh.
D. GPS.

Câu 8. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.
B. GPS.
C. bảng, biểu.
D. Internet.

Câu 9. Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Câu 10. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.
B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.
C. Ảnh vệ tinh, hàng không.
D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Câu 1. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.
B. 180.
C. 360.
D. 181.

Câu 2. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Vĩ tuyến.
D. Vĩ tuyến gốc.

Câu 3. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 4. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.
B. dưới.
C. Bắc.
D. Nam.

Câu 5. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 600.
B. 00.
C. 300
D. 900

Câu 6. Kinh tuyến Tây là

A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
C. nằm phía dưới xích đạo.
D. nằm phía trên xích đạo.

Câu 7. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Tây Ban Nha.

Câu 8. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 9. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành

A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.
B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.
C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

Câu 10. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.
B. cực Bắc xuống cực Nam.
C. kinh tuyến đến vĩ tuyến.
D. Xích đạo đến hai cực.

Câu 11. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. kinh tuyến Đông.
B. kinh tuyến Tây.
C. kinh tuyến 1800.
D. kinh tuyến gốc.

Câu 12. Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là

A. 00; 600T.
B. 600T; 900N.
C. 00; 600Đ.
D. 600T; 900B.

Câu 13. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. mép bên trái tờ bản đồ.
B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.

Câu 14. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A. 18.
B. 20.
C. 36.
D. 30.

Câu 15. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 10209’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.
B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Câu 1. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.

Câu 2. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.
B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.
C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Câu 3. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.
B. Đường.
C. Diện tích.
D. Hình học.

Câu 4. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.
B. Đường.
C. Điểm.
D. Diện tích.

Câu 5. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.
B. tìm phương hướng.
C. xem tỉ lệ bản đồ.
D. đọc đường đồng mức.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Lê
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.441
  • Lượt xem: 10.526
  • Dung lượng: 959,6 KB
Sắp xếp theo