Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 4 Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 4 Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 4 Đề thi học kì 1 HĐTN, HN 6 Cánh diều, còn giúp các em luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán, Giáo dục công dân. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
I. TRẮC NGHIỆM (Lựa chọn chữ cái in hoa đứng trước đáp án đúng nhất điền vào bảng trả lời tương ứng).
Câu 1: Để nơi sinh hoạt cá nhân luôn gọn gàng, ngăn nắp, mỗi chúng ta cần làm thế nào?
A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
B. Không cần gấp quần áo, khăn, tất đã phơi khô
C. Đồ dùng các nhân bỏ chỗ nào tiện lấy là được
D. Ngủ dậy để chuẩn bị đi học ngay, trưa về rồi gấp mền sau
Câu 2: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ có tác dụng gì?
A. Mất thời gian khi sắp xếp
B. Giúp chúng ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng cá nhân khi cần
C. Ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.
D. Khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân của mình.
Câu 3: Trường THCS Thiệu Công năm học 2022 - 2023 có các môn đạt HSG cấp tỉnh là:
A. sinh, toán, lí.
B. văn, địa, toán.
C. lí, toán, địa.
D. văn, sử, địa.
Câu 4: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô?
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 5: Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?
A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.
Câu 6: Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:
A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.
Câu 7: Đâu không phải là một phương pháp phù hợp để rèn luyện, điều chỉnh thái độ của bản thân với mọi người xung quanh?
A. Luôn suy nghĩ đến điều tích cực của người khác.
B. Hít thật sâu, thở chậm để giảm tức giận.
C. Không phản ứng, không nói khi đang bực tức.
D. Quát mắng tất cả mọi người xung quanh khi không làm theo ý của mình.
Câu 8: Hành vi ứng xử nào không phù hợp?
A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
B. Thể hiện trách nhiệm với công việc được giao.
C. Kính trọng, lễ phép với Thầy cô và người lớn tuổi hơn.
D. Chia bè, chia phái để gây gổ đánh nhau.
II. TỰ LUẬN
Câu 9. Hình dung bản thân em trong tương lai bằng cách viết các mô tả theo gợi ý (Ngoại hình, tính cách, khả năng, nghề nghiệp).
Câu 10. Viết những cảm nghĩ của em về nghề giáo viên:
a. Những điều em thích ở nghề giáo viên.
b. Những khó khăn của nghề giáo viên.
Câu 11. Vẽ tranh với chủ đề những tấm lòng nhân ái.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | A | D | A | B | D |
TỰ LUẬN:
Câu | Đáp án | Đạt | Chưa đạt |
9 | Hình dung bản thân em trong tương lai bằng cách viết các mô tả theo gợi ý (Ngoại hình, tính cách, khả năng, nghề nghiệp). Có thể có các đáp án khác nhau dựa vào các đặc điểm trên. |
|
|
10 | a. Những điều em thích ở nghề giáo viên. Gợi ý: Thầy cô biết kiểm soát cảm xúc. Bể yêu thương của thầy cô luôn đong đầy. Thầy cô vui tính.... b. Những khó khăn của nghề giáo viên. Gợi ý: Thầy cô chưa có phương pháp triệt để để giáo dục từng học sinh. |
|
|
11 | Vẽ tranh đúng chủ đề. |
|
1.3. Ma trận và bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
A. KHUNG MA TRẬN
Thời điểm kiểm tra: Tuần 18.
Thời gian làm bài: 45 phút.
Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa hai hình thức trắc nghiệm và tự luận (trắc nghiệm và tự luận).
Cấu trúc:
- Mức độ nhận thức: 40% nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm gồm 8 câu hỏi.
- Phần tự luận nhận biết: 1 câu, vận dụng: 1 câu, vận dụng cao: 1 câu.
B. BẢNG ĐẶC TẢ
Cấp độ
| Nhận biết
| Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
Chủ đề | Hành vi ứng xử không phù hợp trong mối quan hệ bạn bè (Câu 8) | Giới thiệu được nét nổi bật về học tập (học sinh giỏi tỉnh) của nhà trường THCS THIỆU CÔNG năm qua (câu 3) |
|
| 2 | ||||
Trường học của em
| |||||||||
Em đang trưởng thành | Biết được tác dụng sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ có (Câu 2) |
| Biết cách làm cho nơi sinh hoạt cá nhân luôn gọn gàng, ngăn nắp (Câu 1) Biện pháp để tự tin trong học tập (Câu 6) |
| Hình dung bản thân em trong tương lai , định hướng nghề nghiệp (Câu 9) |
|
| 4 | |
Thầy cô -người bạn đồng hành | Viết những cảm nghĩ của em về nghề giáo viên (Câu 10) | Biện pháp để tập trung học tập (Câu 5) | Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô (Câu 4) |
|
| 3 | |||
Tiếp nối truyền thống quê hương | Biết cách điều chỉnh thái độ của bản thân với mọi người xung quanh (Câu 7) |
|
| Vẽ tranh với chủ đề những tấm lòng nhân ái (Câu 11) |
| ||||
Tổng số câu | 3 | 1 | 3 |
| 2 | 1 |
| 1 | 11 |
Tỉ lệ | 40% | 30% | 20% |
| 10% | 100% |
2. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều - Đề 2
2.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
UBND HUYỆN…… TRƯỜNG……..
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng:
Câu 1: Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.
A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học các môn học mới.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?
A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.
Câu 3: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 4: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ khuyết
Cách khắc phục khó khăn ở trường học mới (THCS)………..
A. Lập kế hoạch hợp lý.
B. Hỏi lại thầy cô khi chưa hiểu bài.
C. Học nhóm
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 5: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt? Khoanh tròn đáp án đúng.
A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.
Câu 7: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
Câu 8: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A.Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 9: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?
A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 10: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 11: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?
A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.
Câu 12: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:
A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới ?
Câu 2 (2 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?
Câu 3 (1 điểm) Sở thích của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả nhất?
Câu 4 (1 điểm) Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Nếu em là cán bộ trong lớp thì em cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
*PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: D | Câu 2: D | Câu 3: B | Câu 4:D | Câu 5: D | Câu 6: A |
Câu 7: D | Câu 8: D | Câu 9: C | Câu 10: B | Câu 11: D | Câu 12: B |
* PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
| VD: - Chủ động làm quen với bạn mới. - Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp các môn học mới. - Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới. - Thay đổi những thói quen không phù hợp trong môi trường học tập mới GV lưu ý Hs có thể lấy những việc làm khác hợp lí vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 | VD: - Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng… - Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai. - Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập. - Những tay đổi về cảm xúc trong tình bạn, đối với người thân trong gia đình, thầy cô . GV lưu ý Hs có thể lấy những sự thay đổi khác hợp lí vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 | - HS nêu được sở thích của bản thân - HS nêu được những việc mà mình đã làm để thực hiện sở thích GV căn cứ vào nội dung HS bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 4 | Cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao bạn đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một số môn học. Nếu lý do bạn đó đưa ra là không hợp lý thì em cần phải giải thích rõ cụ thể cho bạn đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho bạn đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,... | 1 điểm |
QUY ĐỔI TỪ ĐIỂM SANG XẾP LOẠI
Điểm | Xếp loại |
Từ điểm 5,0 -10 | Đạt (Đ) |
Dưới 5,0 | Chưa đạt (CĐ) |
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Các cấp độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
Số câu TN | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | |||
1 | Trường học mới của em
| 1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 | 1 | ||||
2 | Thích nghi với môi trường mới
| 2.1. Giới thiệu về người bạn mới 2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới. 2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân | 5 | 1 | 1 | 1 | |
3 | Trở thành người lớn | 3.1. Những thay đổi của bản thân. | 4 | 1 | |||
4 | Sinh hoạt trong gia đình | 4.1. Gia đình em 4.2. Quan tâm chăm sóc người thân | 2 | ||||
T/số câu | 13 | 1 | 1 | 1 | |||
T/số điểm | 4 | 3 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ % | 40% | 30 % | 30 % | 10 % | |||
Tỉ lệ chung% | 40% | 30% | 20 % | 10 % |
4.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra | Các cấp độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Số câu TN | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | ||||
1 | Trường học mới của em
| 1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 | Nhận biết: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học | 1 | ||||
2 | Thích nghi với môi trường mới
| 2.1. Giới thiệu về người bạn mới 2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới. 2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân | Nhận biết: những việc nên làm và không nên làm khi thiết lập mối quan hệ bạn bè phù hợp với môi trường học tập mới, nhận biết đặc điểm của người bạn tốt. Thông hiểu: Nêu được những việc nên làm để điều chỉnh bản thân Vận dụng cao: Nêu được sở thích của bản thân, các việc làm để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả | 5 | 1 | 1 | 1 | |
3 | Trở thành người lớn | 3.1. Những thay đổi của bản thân. | - Nhận biết: những thay đổi của bản thân, những việc làm biểu hiện em đã lớn -Vận dụng: Nêu được sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học | 4 | 1 | |||
4 | Sinh hoạt trong gia đình | 4.1. Gia đình em 4.2. Quan tâm chăm sóc người thân | 2 | |||||
T/số câu |
|
| 13 | 1 | 1 | 1 | ||
T/số điểm |
|
| 4 | 3 | 2 | 1 | ||
Tỉ lệ % |
|
| 40% | 30 % | 30 % | 10 % | ||
Tỉ lệ chung% |
|
| 40% | 30% | 20 % | 10 % |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!