Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài tập cuối tuần Toán 8 (Có đáp án)

Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm trọn bộ các bài tập bám sát theo nội dung bài học trong sách giáo khoa. Qua phiếu bài tập Toán 8 giúp các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức đã học trong tuần, để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho tuần tiếp theo.

Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết cụ thể từ lý thuyết, ví dụ minh họa kèm theo các dạng bài tập, các em sẽ nắm được cách giải các dạng toán đã học từ đó ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa kỳ và cuối năm lớp 8 đạt kết quả cao. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức mời các em cùng theo dõi và tải tại đây.

Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐƠN THỨC NHIỀU BIẾN.
ĐA THỨC NHIỀU BIẾN

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I/ Đơn nhất nhiều biến.

1. Khái niệm.

- Đơn thức nhiều biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.

2. Đơn thức thu gọn.

- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

- Trong đơn thức thu gọn có hai phần: phần hệ số và phần biến.

- Ta cũng coi một số là một đơn thức thu gọn chỉ có phần hệ số.

- Trong đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần.

3. Đơn thức đồng dạng.

- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

- Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.

4. Cộng trừ đơn thức đồng dạng.

- Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

II/ Đa nhất nhiều biến.

1. Định nghĩa.

- Đa thức nhiều biến (hay đa thức) là tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.

- Mỗi đơn thức trong tổng gọi là hạng tử của đa thức đó.

2. Đa thức thu gọn.

Thu gọn đa thức nhiều biến là làm cho trong đa thức đó không còn hai đơn thức nào đồng dạng.

3. Giá trị của đa thức .

- Để tính giá trị của một đa thức tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức xác định đa thức rồi thực hiện các phép tính .

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Nhận biết các đơn thức nhiêu biển, đa thức nhiều biến

Ví dụ 1: Trong các biểu thức sau, biếu thứ nào là đơn thức?

a) 12 x^3 y;

b) x(y+1);

c) 1-2 x;

d) 18 ;

e) \frac{5}{2 x}.

Bài giải

12 x^3 y; 18 là đơn thức.

Ví dụ 2. Biểu thức nào dưới đây không phải là đơn thức?

a) x^2-y^2;

b) x-y+x y;

c) 2 x^2 y;

d) \frac{3}{4 x y};

e) x(y+1).

Bài giải

x^2-y^2 ; x-y+x y ; x(y+1) ; \frac{3}{4 x y} không phải là đơn thức.

Ví Dụ 3. Cho biết phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức sau

a) 2 x^2 y;

b) -\frac{1}{2} x y^3.

Bài giải

a) 2 x^2 y : Hộ số là 2 , phần biến là x^2 \mathrm{y}.

b) -\frac{1}{2} x y^5: Hệ số là -\frac{1}{2}, phần biến là x y^3.

Ví dụ 4. Biểu thức nào là đa thức trong các biểu thức 5 an?

a) x^2 y-2+3 x y^2;

b) \frac{x}{y}-2 x^2;

c) 2018 ;

d) x(x+y).

Bài giải

x^2 y-2+3 x y^2 ; 2018 ; x(x+y) là đa thức.

Ví dụ 5. Biểu thức nào không phải là đa thức trong các biểu thức sau?

a) x-2+\frac{3}{x};

b) x y-2 x^2;

c) x^2-4;

d) \frac{x^2+1}{x y}.

Bài giải

x-2+\frac{3}{x} ; \frac{x^2+1}{x y} không phải là đa thức.

Dạng 2: Nhận biết các đơn thức đồng dạng

Ví dụ l. Xếp các đơn thức sau thành tìm nhóm các đơn thức đồng dạng

\frac{3}{2} x y ;-\frac{1}{3} x^2 z ; \frac{3}{4} x y z ; \frac{5}{6} x y ; 7 x y z ; \frac{5}{6} x^2 z ;-3 x y .

...................

Tải file tài liệu để xem thêm Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 425
  • Lượt xem: 2.765
  • Dung lượng: 42,8 MB
Sắp xếp theo