Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy KHTN 8 năm 2024 - 2025

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo mang tới các bài soạn, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn KHTN 8 Chân trời sáng tạo của mình.

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Công nghệ, Giáo dục công dân, Mĩ thuật. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo:

Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025

Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

- Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).

- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Một số dụng cụ: cốc chia vạch, ống đong, lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, đèn cồn, bát sứ, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá thí nghiệm …

- Hình ảnh một số hoá chất thường dùng: CuSO4, Br2, O2, H2SO4, CHCl3

- Một số dụng cụ: máy đo huyết áp, máy ảnh, ống nhòm, băng, gạc y tế.

- Một số thiết bị điện: bóng đèn, điện trở, biến trở, vôn kế, ampe kế, pin …

- Phiếu học tập.

- Slide, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Băng, gạc y tế.

- Máy đo huyết áp (nếu có).

- SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung:

GV đặt vấn đề thông qua câu hỏi mở đầu trong SGK:

Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác không đều phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm. Những loại dụng cụ, thiết bị, hoá chất nào được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8? Làm thế nào để sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả?

c. Sản phẩm:

Dự kiến câu trả lời của học sinh:

- Một số dụng cụ được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8:

+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)

+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)

+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)

+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)

+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm …)

- Một số thiết bị sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8:

+ Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, …

+ Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng, …

+ Nguồn điện: pin, máy biến áp, …

+ Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, …

- Một số hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8: kẽm, lưu huỳnh, calcium carbonate, dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch bromine, oxygen …

- Để sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị, hoá chất trong phòng thí nghiệm cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nắm vững các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn, nắm vững các biện pháp sử dụng điện an toàn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Khoa học tự nhiên là một môn Khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm.

- GV sử dụng kĩ thuật công não, yêu cầu lần lượt từng học sinh của 3 bàn (bất kì, ngẫu nhiên) liệt kê:

Bàn 1: 4 dụng cụ dùng trong môn KHTN8.

Bàn 2: 4 thiết bị dùng trong môn KHTN8.

Bàn 3: 4 hoá chất dùng trong môn KHTN8.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các HS từng bàn lần lượt nêu kết quả.

- GV theo dõi, đôn đốc HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV chưa nhận xét ngay tính đúng sai mà dùng câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài.

GV dẫn dắt vào bài: Để kiểm chứng câu trả lời của các bạn và để tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị và hoá chất một cách an toàn, hiệu quả cô cùng các em cùng đến với bài học: “Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được một số dụng cụ thực hành thí nghiệm.

- Biết cách sử dụng dụng cụ đúng chuẩn.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.

2. Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.

3. Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.

4. Tại sao không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm?

5. Vì sao tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp?

6. Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.

7. Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.

8. Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích.

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

1:

- Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:

+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)

+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)

+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)

+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)

+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)

2: Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:

- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).

- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dòng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).

Bài 2: Biến đổi vật lý và biến đổi hoá học

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các video thí nghiệm (Có mã QR code):

+ Thí nghiệm: Làm biến đổi trạng thái của nước đá.

+ Thí nghiệm: Làm đục nước vôi trong.

+ Thí nghiệm: Đốt cháy kim loại magnesium (Mg).

- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Kéo thủ công, giấy A4, đoạn dây điện dài khoảng 20 cm.

- SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung:

- GV sử dụng câu hỏi mở đầu dẫn dắt học sinh vào bài mới:

Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh, dự kiến:

Những biến đổi này không giống nhau.

+ Kem tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian là biến đổi vật lí.

+ Trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt là biến đổi hoá học.

- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

- HS tiếp nhận vấn đề.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, quan sát.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 HS trả lời, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi.

- GV ghi câu trả lời của HS lên góc phải của bảng. Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lời của bạn là đúng hay sai, sau đây cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

................

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.648
  • Lượt xem: 6.509
  • Dung lượng: 133,1 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨