Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống Tài liệu dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức (Cả năm)
Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức theo chương trình mới.
KHBD dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán 8 Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức:
Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
ÔN TẬP BÀI 1,2: ĐƠN THỨC, ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Học sinh nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.
- Học sinh thu gọn được được đơn thức, nhận biết được đơn thức đồng dạng và cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.
- Nhận biết được đa thức, hạng tử của đa thức, đa thức thu gọn.
- Thu gọn được đa thức, tìm được bậc của đa thức.
- Biết tìm giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được đơn thức, đa thức, bậc của đơn thức, đa thức
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán,
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1) Đơn thức.
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc có dạng tích của những số và biến
2) Đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức.
- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- Tổng các số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác gọn là bậc của đơn thức đó.
- Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.
3) Đơn thức đồng dạng.
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác và có phần biến giống nhau.
- Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
- Để thực hiện phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ phần hệ số và giữ nguyên phần biến.
4) Đa thức.
- Đa thức là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
- Mỗi đơn thức cũng được gọi là một đa thức.
5) Thu gọn đa thức.
- Đa thức thu gọn là đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.
- Bậc của một đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
- Một số khác cũng được coi là một đa thức bậc
- Số cũng là một đa thức, gọi là đa thức và không có bậc xác định.
2. BÀI TẬP
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
* Giao nhiệm vụ - GV chiếu bài tập lên máy chiếu yêu cầu học sinh trả lời nhanh bài tập trắc nghiệm - HS tìm hiểu bài toán 1 | Dạng 1: Nhận biết đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, bậc và hệ số của đơn thức, đa thức Bài 1: Bài tập trắc nghiệm |
...
ÔN TẬP TỨ GIÁC LỒI . HÌNH THANG CÂN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Củng cố định nghĩa tứ giác, hình thang, hình thang cân.
- Củng cố các định lí về tổng các góc trong của tứ giác, tính chất của hình thang cân
2. Về năng lực:
- Nhận biết và giải thích được tứ giác là hình thang, hình thang cân
- Lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được tứ giác là hình thang, hình thang cân.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp khi làm các bài tập về hình thang, hình thang cân.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.1 Tứ giác, tứ giác lồi
a) Định nghĩa
+ Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Tứ giác lồi là tứ giác mà hai đỉnh thuộc một cạnh bất kì luôn nằm về một phía của đường thẳng đi qua hai đỉnh còn lại.
b) Định lý tổng các góc của một tứ giác:
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức