Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Những bài văn hay lớp 11 sách Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11 : Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên mang đến bài văn mẫu hay đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua đó đem lại nhiều tư liệu học tập hữu ích, giúp học sinh củng cố kiến thức, trau rồi ngôn ngữ để biết cách viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Ngoài ra các bạn xem thêm: thuyết minh về rừng Sác, thuyết minh về làng Sen quê Bác.
Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
- Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Thuyết minh về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam
Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.
Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.
Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.
Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.
Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. Gấu trúc gồm hai loại chính được phân loại dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâu sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.
Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.
Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lần sinh chỉ từ 1-2 con. Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.
Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này. Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.
Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.
Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.
Thuyết minh về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở miền Nam
Nếu con sông Thames ở Anh chảy ngang qua thủ đô Luân Đôn thì ở Việt Nam con sông Hương lại hiền hòa bắc ngang qua thành phố Huế – thủ phủ một thời của đất phương Nam. Sông như chiếc trâm vàng cài lên đầu xứ Huế mộng mơ. Sông đã tắm mát, là bầu sữa nuôi dưỡng bao thế hệ người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Vì vậy, quả không ngoa khi người ta nói: Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hương.
Như đã nói, sông Hương là con sông chảy qua tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là chảy qua thị xã Hương Thủy, Hương Trà và huyện Phú Vang. Với lưu lượng 179 m3 /s, sông đã tắm mát cho hàng nghìn héc-ta đất màu nơi đây, chưa kể là còn bồi tụ phù sa quý báu, cung cấp nước sinh hoạt cho rất nhiều hộ dân…
Thế nhưng, vào mùa lũ, trong cơn thịnh nộ điên cuồng của mình, sông cũng lấy đi biết bao nhiêu thứ của người dân. Sông như một người thiếu nữ thùy mị, yêu kiều bỗng chốc biến thành bà già nóng nảy, cau có. Và có lẽ bà già này gây ra thiệt hại nhiều nhất vào trận lũ năm 1999. Một số nhân chứng kể lại rằng: buổi sáng đang còn ngồi uống cafe, giặt quần áo,… thì vạn sự yên bình, bỗng mưa đến, gió về, đến chiều thì làng mạc, phố xá,… ngập trong biển nước.
Nhiều ngày sau trận lũ, các khu vực Sịa, Thuận An,… vẫn bị mất thông tin liên lạc và chịu nhiều thiệt hại nặng nề về cả của lẫn người. Để phòng chống thiên tai lũ lụt này và cung cấp nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, UBND Thừa Thiên Huế đã cấp phép xây dựng dự án hồ Tả Trạch với chi phí gần 2000 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay, tổn thất do lũ lụt mà sông Hương về giảm thiểu đáng kể.
Cau có, gắt gỏng là vậy nhưng sau khi hết mùa lũ, sông Hương lại cải lão hoàn đồng, trở thành cô gái xinh đẹp, thướt tha. Nhiều khách du lịch đến Huế do muốn được chiêm ngưỡng sông Hương từ trên cao vì sông Hương được xem là rất đẹp khi ngắm dòng nước êm ả chảy qua các cánh rừng bạt ngàn cây lá hay uốn lượn quanh những hệ thực vật nhiệt đới độc đáo ở Huế. Một số khác đến Huế lại là vì chiều chiều đứng trên cầu Trường Tiền, Phú Xuân hay Dã Viên… ngắm dòng chảy huy hoàng dưới chân. Hay một nhóm khác đến với Huế vì điệu hát âm vang trên mặt nước sông Hương vào những đêm du thuyền rồng đáng nhớ! Sông Hương đã vô tình mang du khách thập phương về bầu bạn với Huế, với người Huế.
Bên cạnh đó, cũng có thể nói rằng sông Hương là bầu sữa ngọt ngào, là chiếc nôi êm ả nuôi dưỡng thi ca đất nước. Nguyễn Du sầu muộn nhìn sông nhớ một mảnh trăng với bao mối sầu kim cổ. Cao Bá Quát lại tưởng sông là thanh kiếm dựng giữa trời xanh. Và rồi nếu không có sông Hương thì Tố Hữu và Nguyễn Trọng Tạo đã không thốt lên rằng:
“Lòng ta như nước Hương Giang ấy
Xanh biếc lòng sông những bóng thông”
Trích Quê mẹ – Tố Hữu
“Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say.”
Nguyễn Trọng Tạo
Vậy đấy, sông Hương mang nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhưng ít ai biết sông đến từ đâu và đi về đâu. Sông cứ mang trong mình cái tinh túy của trời đất rồi lặng lờ trôi theo gió, theo mây, theo nỗi niềm thương nhớ.
Thực chất, sông Hương khởi nguyên từ những cánh rừng già thuộc dãy Trường Sơn, gồm hai phụ lưu hợp lại mà thành: Nhánh chính (Tả Trạch) xuất phát từ dãy Trường Sơn Đông, chảy qua thị trấn Nam Đông theo hướng tây bắc, dài 67 km; một nhánh phụ (Hữu Trạch) bắt nguồn từ núi rừng cao A Lưới, chảy theo hướng bắc đến hợp lưu với Tả Trạch ở Ngã ba Bằng Lãng. Tại đây, hai dòng nước hôn phối với nhau và thế là sông Hương ra đời từ đấy.
Nhận thì cũng có trả, sông Hương cũng có chi lưu là biển Thuận An và Biển Đông. Kể từ Ngã ba Bằng Lãng đến cửa biển Thuận An, sông dài 33km; chảy chậm, hiền hòa, yên ả vì mực nước sông không cao hơn mực nước biển là bao. Nước sông xanh một sắc xanh hiền hòa, trong vắt; thế nhưng khi chảy quanh chân núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén thì có chút đậm đà hơn vì xuất hiện một vực xoáy rất sâu. Khi dạo thuyền đến quanh điện Hòn Chén, dù là nơi thắng cảnh tuyệt đẹp thì cũng không nên vì thế mà quên chú ý đến vực xoáy trên vì nó rất nguy hiểm, có thể dễ dàng nuốt chửng mọi thứ đi vào phạm vi của nó.
Còn nếu muốn có kỉ niệm đáng nhớ với sông mà không thích mạo hiểm chút nào thì ta có thể đến Cồn Hến nghi ngút khói cơm. Cồn nổi lên giữa lòng sông trước khi sông đổ ra biển, vì vậy, cồn được bồi tụ biết bao là phù sa ngọc ngà quý báu, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, sông ở đây chủ yếu trồng ngô. Du khách đến đây có thể ăn những trái bắp vàng ngọt bùi hay đặc biệt hơn là thưởng thức món cơm hến thơm lừng hương vị dân dã.
Sông Hương cũng có nhiều tên gọi khác nhau từ xưa đến nay, không chỉ đơn thuần là một chữ. Theo Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí thì sông Hương có tên là sông Linh. Còn theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì sông còn gọi là sông Hương Trà. Và theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì tên gọi sông Hương xuất phát từ cách nói gọn tên của địa danh Hương Trà từ thế kỉ XVIII – XIX.
Sông Hương, theo dòng chảy thời gian của nó, cũng đã chứng kiến biết bao lịch sử thăng trầm của người Việt và gắn liền với bao điển tích. Đó là huyền thoại về chúa Nguyễn Hoàng tìm đất định đô, nén hương vừa tàn thì cũng là lúc mà chân chúa dừng trên vùng đất bên bờ sông Hương.
Đó là khi sông chứng kiến cảnh nội bộ nhà Tây Sơn lục đục, chia rẽ hay Nguyễn Huệ đi đánh Thanh dẹp bắc và vua Quang Trung chiến thắng trở về trong bộ áo bào thuốc súng lấm đen. Đó còn là khi Nguyễn Ánh thâu tóm quyền lực, máu chảy đỏ sông, thây chất vô cùng. Và con sông quê cũng là nơi đã tiễn đưa bao vị vua yêu nước đi đày biệt xứ. Và có lẽ trong con sông kia, có nhiều điều mà ta chưa biết.
Sông Hương hiền hòa, êm ả trôi như trôi vào lòng người con xứ Huế. Sông đã tắm mát cho nhiều thế hệ người Việt, mát cho thân mình, mát cho cả tấm lòng son sắt thủy chung của mình! Trong thời gian tới, sông lại tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình. Là người con xứ Huế nói riêng, là người con đất Việt nói chung; chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hay đến thăm sông một lần; thực hiện những biện pháp cần thiết để giữ gìn sông Hương mãi là một dải lụa đào trong suốt vắt qua thành phố Huế mộng mơ.
- Lượt tải: 15
- Lượt xem: 6.547
- Dung lượng: 156,5 KB