Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề văn học Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 154 sách Cánh diều tập 1
Bài Soạn văn 12: Nghe thuyết trình một vấn đề văn học, hướng dẫn chuẩn bị cho bài nói và nghe.
Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Nói và nghe: Nghe thuyết trình một vấn đề văn học
1. Định hướng
a. Người nghe thuyết trình cần nắm được thông tin của bài thuyết trình, từ đó, nêu lên và khẳng định những ưu điểm cũng như những hạn chế của bài thuyết trình cả về nội dung và cách thức trình bày. Vì thế, khi nghe, các em cần chú ý:
- Hiểu được nội dung chính của bài thuyết trình.
- Nhận biết được quan điểm và thái độ của người thuyết trình về vấn đề được trình bày. Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.
- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có).
Trong phần Viết , các em đã rèn luyện viết bài nghị luận về vấn đề văn học có vai trò như thế nào đối với cá nhân mình. Nội dung nói và nghe sử dụng ngữ liệu của phần Viết. Người nói cần chuyển nội dung bài viết thành bài nói. Bài này tập trung chủ yếu vào kĩ năng nghe. Người nghe tập trung lắng nghe, nêu ra được những nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình của người nói.
b. Để nghe và nêu được các nhận xét, đánh giá, các em cần chú ý:
- Tập trung lắng nghe không chỉ lời nói mà cả cách thức thuyết trình, thái độ, tình cảm và việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ của người nói trong lúc thuyết trình.
- Ghi chép lại các nhận xét, đánh giá về nội dung (đề tài, luận đề, luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng được người nói nêu lên) và cách thức thuyết trình (cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ....).
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.
- Ghi lại các câu hỏi về những điểm chưa rõ, chưa hiểu và nội dung mà em có ý kiến khác với người thuyết trình.
2. Thực hành
Bài tập. Thực hành nghe bài thuyết trình về vai trò của một tác phẩm văn học đối với cá nhân em.
a. Chuẩn bị
- Xem lại mục 1. Định hướng về cách thức và yêu cầu khi nghe một bài thuyết trình.
- Xem lại nội dung dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết .
b. Tìm ý và lập dàn ý
Tham khảo dàn ý đã nêu ở phần thực hành viết; bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với yêu cầu nói và nghe.
c. Nói và nghe
- Người nói: trình bày bài thuyết trình theo dàn ý mình đã chuẩn bị.
- Người nghe: nghe bài thuyết trình theo các yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng.
Gợi ý:
(1) Mở đầu:
Xin chào…, tôi là…, học sinh lớp…, trường… . Sau đây, tôi sẽ thuyết trình về vấn đề…
(2) Nội dung chính:
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ). Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”
- Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng.
=> Khi đọc xong trang thơ ấy, tôi vẫn không khỏi bồi hồi. Nhà thơ Quang Dũng đã sáng tác nên tác phẩm Tây Tiến tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Để từ đó một thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc đã được tái hiện đầy chân thực. Bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng.
(3) Kết thúc:
Trên đây là phần thuyết trình của tôi, cảm ơn … đã lắng nghe.