Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 64 sách Kết nối tri thức tập 1
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc. Hãy cùng tham khảo để nắm được nội dung chính của tác phẩm.
Soạn văn 12: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy chia sẻ hiểu biết của bạn về một số di tích văn hóa tiêu biểu của nước ta. Theo bạn, đặc điểm nổi bật ở những di tích ấy là gì?
Hướng dẫn giải:
- Khu Di tích đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Khu Di tích Cổ Loa nằm ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
- …
Câu 2. Trong xu thế hội nhập hiện nay, vì sao người Việt Nam cần có hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Hướng dẫn giải:
- Quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc
- Giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống
- Phát triển kinh tế, du lịch
Đọc văn bản
Câu 1. Cách nêu vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn giải:
Nêu theo khái niệm, thực trạng, ý nghĩa, giải pháp
Câu 2. Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm.
Hướng dẫn giải:
Nêu luận điểm ở đầu, lập luận chặt chẽ
Câu 3. Cách nói có tính khẳng định của tác giả về các nội dung được bàn luận.
Hướng dẫn giải:
- Từ khẳng định “có thể coi”
- Đưa ra dẫn chứng chứng minh
Câu 4. Chú ý thái độ của tác giả khi bàn về văn hóa Việt Nam.
Thái độ trân trọng, tự hào
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định vấn đề nghị luận của văn bản. Chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề đó với nhan đề của văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Vấn đề nghị luận: vốn văn hóa của dân tộc
- Vấn đề nghị luận thống nhất với nhan đề.
Câu 2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm nào? Tác giả căn cứ vào đâu để khái quát như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Các luận điểm:
- Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.
- Người Việt Nam coi trọng cuộc sống hiện thế
- Người Việt Nam ưa những gì vừa phải, chừng mực, không thích cái hoành tráng, cầu kì
- Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa
- Văn hóa Việt Nam dung hợp cái vốn có, cái riêng, cái tiếp thu bên ngoài
- Căn cứ vào: biểu hiện nhiều mặt của văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử
Câu 3. “Giữa các dân tộc , chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại , hay có những đặc sắc nổi bật.” – luận điểm này đã được tác giả chứng minh như thế nào? Lập luận của tác giả có sức thuyết phục không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Nước ta không sản sinh ra tôn giáo, trường phái triết học, ngành khoa học, âm nhạc,... phát triển ở mức có thể phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa, thiên hướng văn hóa của dân tộc
- Thần thoại không phong phú, tôn giáo và triết học không phát triển, các ngành khoa học - kĩ thuật không có truyền thống; hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều ở mức vừa phải; hiếm có nhà thơ để lại tác phẩm;...
- Văn hóa Việt Nam là văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu trao đổi, kích thích, luân chuyển của đô thị
Câu 4. Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ nghiên cứu đó?
Hướng dẫn giải:
- Thái độ: ca ngợi và chê bai
- Suy nghĩ về thái độ: tác giả không sa vào một trong hai thái độ trên, giọng văn vẫn điềm tĩnh, khách quan, phù hợp với việc trình bày luận điểm.
Câu 5. Nêu và phân tích một số thao tác nghị luận được tác giả sử dụng nhằm tăng tính thuyết phục cho văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Thao tác chứng minh: làm sáng tỏ nền văn hóa của ta không đồ sộ,...
- Thao tác bình luận: đặt một loạt câu hỏi như một cách đánh giá “Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời…?”
- Thao tác bác bỏ: không tán đồng quan điểm đề cao tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng lớn lao của nền văn hóa Việt Nam từng phổ biến một thời
- Thao tác giải thích: để nói rõ người Việt Nam ít tinh thần tốt giáo, tác giả giải thích “Không phải người Việt Nam không mê tín,...”
Câu 6. Theo bạn, trong bài viết, kết luận nào về văn hóa Việt Nam là quan trọng nhất? Kết luận đó gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
- Kết luận quan trọng nhất: Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoạt.
- Suy nghĩ: kết luận có sức gợi mở, có ý nghĩa định hướng,...
Kết nối đọc - viết
Từ câu chủ đề “Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc là rất cần thiết’, hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn diễn dịch (khoảng 150 chữ).
Hướng dẫn giải:
Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc là rất cần thiết. Bởi truyền thống văn hóa dân tộc là hồn cốt, làm nên giá trị của mỗi dân tộc. Việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp của con người, đất nước. Từ đó, mỗi người sẽ thêm phần ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp, tránh xa thói hư tật xấu. Truyền thống văn hóa cũng là nền tảng để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội văn minh hơn. Mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần hiểu được, ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.