-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 57 sách Cánh diều tập 2
Tài liệu Soạn văn 12: Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, cung cấp những kiến thức hữu ích.

Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau
1. Định hướng
1.1. Tranh luận (còn gọi là tranh biện) là một hoạt động trao đổi khá phổ biến, xảy ra khi có sự bất đồng, trái ngược nhau về quan điểm, ý kiến giữa hai hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Tranh luận nhằm mục đích phân định đúng sai, làm rõ chân lí, đưa ra những giải pháp khả thi hay những quyết định phù hợp. Trong tranh luận, mỗi cá nhân hoặc nhóm cần đưa ra được ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương.
Vấn đề tranh luận có thể thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhưng cũng có thể liên quan đến văn học. Bài 7 tập trung vào nội dung tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau liên quan đến tác phẩm văn học.
Một cuộc tranh luận thường diễn ra theo các bước sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
Nêu vấn đề cần tranh luận |
Mỗi cá nhân / nhóm nêu ý kiến của mình |
Mỗi cá nhân / nhóm thực hiện tranh luận |
Kết luận về vấn đề tranh luận |
1.2. Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần chú ý:
- Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận; thu thập thông tin về vấn đề đó.
- Nêu ra được quan điểm, ý kiến của bản thân; xác định được quan điểm, ý kiến đối lập với mình.
- Tìm được những lí lẽ, bằng chứng (nhất là những tri thức khoa học), các phương tiện hỗ trợ để bảo vệ quan điểm của bản thân, đồng thời bác bỏ quan điểm đối lập.
- Dự kiến những câu hỏi, nội dung bác bỏ / phản biện của người nghe để chuẩn bị các phương án trả lời.
- Xác định và nắm vững các nguyên tắc tranh luận: nêu đầy đủ và rõ ràng vấn đề cần tranh luận; tôn trọng người tham gia tranh luận; bác bỏ quan điểm của đối phương một cách có cơ sở, không bảo thủ; có thái độ khách quan, thiện chí khi tranh luận;...
- Kết luận về vấn đề phải được nêu ra một cách hợp lí, thuyết phục.
- Thực hiện tranh luận theo quy trình đã nêu ở ý 1.1. Định hướng.
Ngoài ra, để đảm bảo cho cuộc tranh luận được diễn ra khách quan, cần có người điều hành để nêu vấn đề, dẫn dắt và kết luận. Ngôn ngữ và thái độ tranh luận phải phù hợp, có văn hoá,...
2. Thực hành
Có ý kiến cho rằng tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ có ý nghĩa lịch sử với thời Nguyễn Đình Chiểu, lại có người cho rằng tác phẩm ấy còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay. Nếu tán thành ý kiến thứ hai, em sẽ bảo vệ ý kiến ấy như thế nào?
a. Chuẩn bị
- Đọc và tìm hiểu kĩ vấn đề em sẽ tranh luận: đồng tình với ý kiến “tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay."
- Xem lại phần đọc hiểu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ; tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và tính thời sự của một tác phẩm văn học.
- Suy nghĩ về các lí lẽ, bằng chứng sẽ nêu lên (lí lẽ bảo vệ ý kiến em đồng tình và lí lẽ phản bác lại ý kiến trái ngược).
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài tranh luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ý nghĩa lịch sử và tính thời sự của một tác phẩm văn học?
- Vì sao em không tán thành ý kiến cho rằng tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử với thời Nguyễn Đình Chiểu?
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống hiện nay như thế nào?
- Cần có cách nhìn nhận đúng về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng cũng như các tác phẩm văn học trung đại nói chung như thế nào?
- Lập dàn ý cho bài tranh luận bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đầu |
Khẳng định đồng tình với ý kiến: tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ có giá trị lịch sử mà còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay. |
Nội dung chính |
- Nêu những lí lẽ để bảo vệ và làm rõ ý kiến: bài văn tế không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang tính thời sự đối với cuộc sống hiện nay. - Nêu lí lẽ phản bác lại ý kiến cho rằng bài văn tế chỉ có ý nghĩa lịch sử. |
Kết thúc |
Khẳng định việc cần nhìn nhận đúng về các tác phẩm văn học trung đại nói chung và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng. |
c. Nói và nghe
- Người chủ trì nêu vấn đề cần tranh luận.
- Một số bạn nêu ý kiến cá nhân.
- Các bạn khác trao đổi lại: đặt câu hỏi, nêu ý kiến phản bác hoặc đề xuất ý kiến của cá nhân mình,...
- Người chủ trì nêu ý kiến tổng hợp chung.

Chọn file cần tải:
-
Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau 195 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 12 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Thúy Vân kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Hãy sống là chính mình
100.000+ -
Giáo án kĩ năng sống lớp 4 (Cả năm)
10.000+ -
Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (7 mẫu)
10.000+ -
Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới (2 Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật Tràng (Sơ đồ tư duy + 6 mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22
10.000+ -
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Rút trong tập Giữa trong xanh (1972), Nguyễn Thành Long
100.000+ 1 -
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Tiếng Việt Tiểu học
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 12 - Tập 1
- Bài 1: Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại
-
Bài 2: Hài kịch
- Soạn Quan thanh tra
- Soạn Thực thi công lí
- Soạn Loạn đến nơi rồi!
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch
- Tác động của văn hóa nghe - nhìn đối với văn hóa đọc
- Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án
- Tự đánh giá: Tiền tội nghiệp của tôi ơi!
- Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí
- Bài 4: Văn tế, thơ
- Bài 5: Văn nghị luận
-
Ngữ Văn 12 - Tập 2
- Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại
- Bài 8: Thơ hiện đại
-
Bài 9: Văn bản thông tin
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Soạn Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Soạn Tin học có phải là khoa học
- Thực hành tiếng Việt (trang 101)
- Nói và nghe: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau
- Tự đánh giá: Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- Không tìm thấy