-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Vi hành Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 20 sách Cánh diều tập 2
Tài liệu Soạn văn 12: Vi hành, cung cấp những kiến thức hữu ích về tác phẩm, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn văn 12: Vi hành
Soạn bài Vi hành
1. Chuẩn bị
- Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác-xây. Với mục đích lừa gạt nhân dân Pháp, làm cho họ tưởng rằng vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc”, sang Pháp để cảm tạ công ơn “bảo hộ” và “khai hóa” của “mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn làm cho nhân dân của mình tin rằng tình hình Đông Dương đang rất ổn định, cần đầu tư lớn để khai thác kinh tế, tiếp tục đem “văn minh” khai hóa cho dân bản xứ còn mông muội.
- Nguyễn Ái Quốc viết “Vi hành” vào đầu năm 1923 để cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc… lật tẩy âm mưu nói trên của bọn thực dân cướp nước.
- Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19 tháng 2 năm 1923.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Mở đầu truyện có gì đặc sắc ?
Hướng dẫn giải:
Mở đầu truyện có đặc sắc: Không có lời dẫn chuyện của người kể chuyện mà thay vào đó là lời thoại của nhân vật.
Câu 2. Nhân vật “tôi” bị nhầm với ai ?
Hướng dẫn giải:
Nhân vật “tôi” bị nhầm với vua Khải Định
Câu 3. Những câu chuyện kể ở đây có dụng ý gì?
Hướng dẫn giải:
Dụng ý: mỉa mai, châm biếm
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Phần 1. Từ đầu đến “ và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy ”. Cuộc trò chuyện của đôi trai gái về vua Khải Định.
- Phần 2. Còn lại. Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về vua Khải Định.
Câu 2. Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Truyện viết về sự việc: Đôi nam nữ người Pháp tưởng nhầm nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Khi trò chuyện, họ nghĩ rằng vua Khải Định không thể hiểu được tiếng Pháp, nhưng thực chất nhân vật “tôi” lại hiểu được.
- Những nhân vật xuất hiện trực tiếp: đôi nam nữ người Pháp, nhân vật “tôi”; nhân vật được nói tới trong câu chuyện: vua Khải Định
- Sự độc đáo trong tình huống: Tạo được cái nhìn khách quan về vua Khải Định. Đồng thời chế giễu bản chất bù nhìn, vô dụng của vị vua nước thuộc địa.
Câu 3. Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp.
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp
- Trang phục: cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đủ lụa là, hạt cườm.
- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.
- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng ta lúng túng.
- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.
Câu 4. Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế".
Hướng dẫn giải:
Đoạn văn: thể hiện thái độ châm biếm đối với chính phủ Pháp, họ luôn đón tiếp người An Nam như những bậc vua chúa cần có người tùy tùng tận tụy nhưng thực chất đó là bọn mật thám theo dõi người Việt Nam yêu nước.
Câu 5. Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Hướng dẫn giải:
- Sức mạnh đả kích của thiên truyện: khắc họa chân dung vị vua bù nhìn thông qua góc nhìn giễu cợt của người Pháp; vạch trần sự giả dối, lừa bịp của chính quyền thực dân.
- Những yếu tố thể hiện màu sắc châm biếm, đả kích: tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ mang màu sắc châm biếm,...
Câu 6. Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện?
Hướng dẫn giải:
Tăng tính khách quan, tạo ra giọng văn linh hoạt, không cần tuân thủ trình tự trần thuật theo thời gian tuyến tính.
Câu 7. Nêu ý tưởng vẽ minh hoạ cho một nội dung trong truyện “Vi hành”.
Hướng dẫn giải:
- Ý tưởng: vẽ tranh vua Khải Định
- Triển khai cụ thể:
- Trang phục: cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đủ lụa là, hạt cườm.
- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.

Chọn file cần tải:
- Soạn văn 12: Vi hành 195,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 12 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Tuyển tập đề thi học kì 2 môn Toán lớp 3
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
100.000+ -
Đoạn văn về hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
50.000+ 4 -
Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa (4 mẫu)
10.000+ -
Hợp đồng mua bán xe - Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy mới nhất
10.000+ -
Văn mẫu lớp 6: Kể lại lời tâm sự của cây bàng non (cây phượng) bị bẻ cành lá
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả một con gà mái đang dẫn con đi kiếm mồi
10.000+ 1 -
Bài tập các phép tính về số tự nhiên
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 - 2024
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2023 - 2024
50.000+
Mới nhất trong tuần
Ngữ Văn 12 - Tập 1
Ngữ Văn 12 - Tập 2
- Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại
- Bài 8: Thơ hiện đại
- Bài 9: Văn bản thông tin
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Soạn Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Soạn Tin học có phải là khoa học
- Thực hành tiếng Việt (trang 101)
- Nói và nghe: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau
- Tự đánh giá: Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- Không tìm thấy