-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 131 sách Cánh diều tập 1
Tài liệu Soạn văn 12: Tự đánh giá: Mưa xuân, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn.

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
1. Soạn bài Tự đánh giá Mưa xuân chi tiết
Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái?
A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng
B. Làm nghề dệt vải, đã được mẹ gả bán
C. Ngày ngày bên khung cửi, còn trẻ con
D. Có mẹ già, đi dệt vải ở chợ làng xa
Hướng dẫn giải:
A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng
Câu 2. Khi biết tin có hội chèo làng Đặng; cô gái có tâm trạng như thế nào?
A. Lưu luyến, bịn rịn
B. Háo hức, mong đợi
C. Thất vọng, chán chường
D. Buồn bã, cô đơn
Hướng dẫn giải:
B. Háo hức, mong đợi
Câu 3. Từ nào sau đây phản ánh đúng nhất thái độ của cô gái trong đêm hội chèo?
A. Tuyệt vọng
B. Giận dữ
C. Thất vọng
D. Bức xúc
Hướng dẫn giải:
A. Tuyệt vọng
Câu 4. Dòng nào không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo?
A. Mưa xuân phơi phới bay - Mưa xuân đã ngại bay
B. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy - Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
C. Thôn Đoài cách có một thôi đê - Có ngắn gì đâu một dải đê
D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” - Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Hướng dẫn giải:
D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” - Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Câu 5. Những câu thơ sau đây cho thấy đặc điểm nào về ngôn ngữ của bài Mưa xuân?
- Mẹ già chưa bán chợ làng xa
- Thế nào anh ấy chả sang xem
- Chờ mãi anh sang anh chẳng sang.
- Thế mà hôm nọ hát bên làng
- Có ngắn gì đâu một dải đê!
A. Đậm tính thông tục
B. Đậm tính địa phương
C. Đậm chất thôn quê
D. Đậm chất thành thị
Hướng dẫn giải:
C. Đậm chất thôn quê
Câu 6. Bài thơ có kết cấu như thế nào? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.
Hướng dẫn giải:
- Bài thơ có kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”.
- Diễn biến tâm trạng: trước đêm hội rất háo hức, mong đợi; trong đêm hội vội vàng, tha thiết tìm kiếm chàng trai; sau đêm hội thì cảm thấy thất vọng, buồn bã.
Câu 7. Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy?
Hướng dẫn giải:
- Tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình: một cô gái trong sáng, thuần khiết với tình cảm tha thiết, sâu sắc
- Dựa vào diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.
Câu 8. Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bài thơ Mưa xuân.
Hướng dẫn giải:
- Truyền thống: không gian làng quê với những hình ảnh quen thuộc, giản dị; nét đẹp dịu dàng của người con gái trong tình yêu
- Hiện đại: tình cảm của nhân vật trữ tình bộc lộ trực tiếp, thể thơ bảy chữ,...
Câu 9. Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh ấn tượng nhất là mưa xuân, vì đó là hình ảnh trung tâm, gửi gắm thông điệp của nhà thơ.
Câu 10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Khung cảnh thôn quê: những mảnh vườn làng, những hội hè,...
- Hình ảnh con người với công việc dệt lụa, đi hội, tình yêu trong sáng của những cô thôn nữ,...
2. Soạn bài Tự đánh giá Mưa xuân ngắn gọn
1. Đôi nét về Nguyễn Bính
- Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Động (nay thuộc xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Năm 13 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đến năm 19 tuổi, ông nhận được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
- Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
- Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ - 1944).
- Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ - 1958), Cô Son (chèo - 1961), Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo - 1962)...
2. Giới thiệu về bài Mưa xuân
a. Xuất xứ
Bài thơ Mưa xuân được in trong tập Lỡ bước sang ngang.
b. Bố cục
- Khổ 1: lời tự giới thiệu của “em”
- Khổ 2 - khổ 5: tâm trạng của “em” trước khi đi xem hội
- Khổ 6 - khổ 7: tâm trạng của “em” khi đi xem hội
- Còn lại: tâm trạng của “em”sau khi tan hội

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 12: Mưa xuân 201 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Cánh diều
-
Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc Cánh diều
-
Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách con người Cánh diều
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 Cánh diều
-
Soạn bài Tây Tiến Cánh diều
-
Bài thơ Mưa xuân (II)
-
Bài thơ Mưa xuân
-
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Cánh diều
-
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Cánh diều
Lớp 12 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Trái Đất - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Kịch bản chương trình lễ mừng thọ (6 mẫu)
50.000+ -
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 - Tài liệu ôn tập môn Hóa lớp 11
10.000+ -
Bộ đề kiểm tra tiếng Anh lớp 2 cả năm theo Chương trình mới của Bộ GD&ĐT
10.000+ -
Bản kiểm điểm cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Bài văn tả mẹ - 2 Dàn ý & 53 bài văn Tả người lớp 5 hay nhất
1M+ 61
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 12 - Tập 1
- Bài 1: Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại
-
Bài 2: Hài kịch
- Soạn Quan thanh tra
- Soạn Thực thi công lí
- Soạn Loạn đến nơi rồi!
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch
- Tác động của văn hóa nghe - nhìn đối với văn hóa đọc
- Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án
- Tự đánh giá: Tiền tội nghiệp của tôi ơi!
- Bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí
- Bài 4: Văn tế, thơ
- Bài 5: Văn nghị luận
-
Ngữ Văn 12 - Tập 2
- Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại
- Bài 8: Thơ hiện đại
-
Bài 9: Văn bản thông tin
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Soạn Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Soạn Tin học có phải là khoa học
- Thực hành tiếng Việt (trang 101)
- Nói và nghe: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau
- Tự đánh giá: Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a – người phụ nữ phi thường
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
- Không tìm thấy