So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh Những bài văn mẫu lớp 12

So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc.

So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với Thạch Sanh
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với Thạch Sanh

Nội dung chi tiết gồm dàn ý và bài văn mẫu lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Đề bài: So sánh yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”

So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh

Dàn ý so sánh yếu tố kì ảo

1. Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận: yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài

- Điểm tương đồng: cùng xuất hiện những mô-típ như vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia thiện - ác,...

- Điểm khác biệt:

  • Thạch Sanh: đề cao triết lí sống “ở hiền, gặp lành”, “ác giả ác báo”
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: đề cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ đấu sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng không phải cho mình mà cho người yếu thế,...

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

So sánh yếu tố kì ảo - Mẫu 1

Cùng sử dụng yếu tố kì ảo, nhưng giữa văn học viết và văn học dân gian có sự khác biệt. Điều đó được thể hiện qua hai tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và truyện cổ tích Thạch Sanh.

Thạch Sanh là một truyện cổ tích đã rất quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam. Còn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong hai mươi truyện thuộc Truyền kì mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ. Trong hai tác phẩm đều sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, góp phần làm nên cốt truyện hấp dẫn, thú vị.

Điểm tương đồng giữa các chi tiết trong truyện là đều có các mô-típ quen thuộc như những vong hồn tồn tại sau khi chết. Trong truyện Thạch Sanh thì đó là vòng hồn của chằn tinh, đại bàng trở về tìm cách trả thù Thạch Sanh. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, đó là vong hồn của tên tướng giặc hiện lên đe dọa Tử Văn. Ngoài ra, thế giới thần linh trong truyện cũng có sự phân chia giữa thiện và ác. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , Diêm Vương xuất hiện với vẻ uy nghi, là đại diện cho công bằng và luôn đứng về lẽ phải. Cùng với đó là hình ảnh một thổ công hiền hậu, có công với đất nước, luôn mong muốn đưa đến phúc đức cho nhân dân. Ngược lại, cũng có những kẻ tham quan ăn hối lộ dưới Minh ti như viên bách hộ họ Thôi trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên . Trong Thạch Sanh , nhân vật Ngọc Hoàng hiện lên là người sáng suốt và đầy lòng trắc ẩn, khi thấy vợ chồng nọ tốt bụng mà chưa có con, liền sai thái tử đầu thai xuống làm con của họ. Nhưng cũng có yêu ma như chằn tinh, đại bàng làm hại con người. Qua việc xây dựng các nhân vật thiện - ác, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ẩn sâu trong thế giới thần linh chính là đại diện cho thế giới dương gian đang tồn tại.

Về điểm khác nhau, trong Thạch Sanh, yếu tố kì ảo tham gia giúp đỡ các và tiếp sức cho Thạch Sanh để giành lại công lí, bảo vệ cái thiện. Ví dụ như chi tiết Thạch Sanh được thiên thần dậy đủ phép thần thông, hay chiếc đàn thần giúp giải oan cho Thạch Sanh hay niêu cơm thần đánh bại mười tám nước chư hầu. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , yếu tố thần kì là nơi để thể hiện tính cách nhân vật. Nhân vật Tử Văn chỉ là một người bình thường, về sau dẫu có sự giúp sức là lời trình của thổ công làm chứng cho những lời nói của Tử Văn với Diêm Vương. Truyện cổ tích sử dụng yếu tố kì ảo nhiều hơn, góp phần gửi gằm mong ước, niềm tin của nhân dân.

Trong truyện cổ tích, yếu tố kì ảo góp phần xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng toàn vẹn, với nhân vật Thạch Sanh. Ngọc Hoàng sai hoàng tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già, sau đó thiên thần xuống dạy cho chàng đủ phép thần thông. Thạch Sanh một mình đánh bại chằn tinh, tiêu diệt đại bàng. Đây là những chiến công mà chỉ có người anh hùng phi thường mới làm được. Còn ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , chi tiết kì ảo không nhằm phóng đại sức mạnh của nhân vật. Yếu tố kì ảo chỉ là không gian, bối cảnh và các cuộc đối thoại nhằm bộc lộ tính cách chính trực, không sợ cái chết, bảo vệ lẽ công bằng ở Tử Văn. Rõ ràng, truyện cổ tích đề cao thế lực siêu nhiên, còn truyện truyền kì hướng tới đề cao vẻ đẹp của con người đời thường.

Dù có nét tương đồng và khác biệt, nhưng yếu tố kì ảo trong truyện Thạch Sanh hay Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đều mang lại những giá trị nhất định. Tóm lại, yếu tố kì ảo là một trong những yếu tố cần thiết trong truyện kể.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 22
  • Lượt xem: 3.453
  • Dung lượng: 174,6 KB
Sắp xếp theo