Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 112 sách Cánh diều tập 1

Tài liệu Soạn văn 12: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Chuẩn bị

* Tác giả:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Quê quán: sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- Năm 1843 ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

- Năm 1846 ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh.

- Giặp Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng nhiều lãnh tụ bàn mưu tính kế đánh giặc và những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sục sôi ý chí chiến đấu.

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công.

- Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.

- Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được miêu tả như thế nào trong chiến đấu?

Hướng dẫn giải:

- Xuất thân từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống) “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử

Câu 2. Tiếng khóc trong bài văn tế có sự cộng hưởng nhiều nguồn cảm xúc. Đó là những cảm xúc nào?

Hướng dẫn giải:

- Tấm lòng thương xót cho những người chiến sĩ phải hy sinh sự nghiệp còn dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.

- Sự đồng cảm xót xa cho những gia đình chịu cảnh mất mát người thân.

- Nỗi căm hờn dành cho kẻ địch cùng với tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, hãy xác định bố cục và nêu ý chính trong các phần của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Hướng dẫn giải:

  • Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
  • Phần 2. Thích thực (Tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
  • Phần 3. Ai vãn (Tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
  • Phần 4. Kết (Còn lại): ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.

Câu 2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tái hiện như thế nào trong phần Thích thực của bài văn tế? (Chú ý hình ảnh của họ trong sinh hoạt đời thường, khi kẻ thù xâm phạm đất nước, trong “trận nghĩa đánh Tây”).

Hướng dẫn giải:

a. Nguồn gốc xuất thân

- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.

- Nghệ thuật tương phản: “chưa quen - chỉ biết, vốn quen - chưa biết”.

=> Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

=> Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”.

b. Lòng yêu nước nồng nàn

- Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan - ghét - căm thù - đứng lên chống lại.

  • Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường
  • Sự chờ đợi “quan” như “trời hạn trông mưa”
  • Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” - Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực

- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. => Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu

c. Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ

- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.

- “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

Câu 3. Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào? Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có bi lụy không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc:

  • Tấm lòng thương xót cho những người chiến sĩ phải hy sinh sự nghiệp còn dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.
  • Sự đồng cảm xót xa cho những gia đình chịu cảnh mất mát người thân.
  • Nỗi căm hờn dành cho kẻ địch cùng với tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước.

- Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không bi lụy vì trong nỗi đau vẫn có lòng căm thù giặc sâu sắc, cũng như sự ngưỡng mộ, tự hào dành cho người chiến sĩ.

Câu 4. Phân tích một số thành công nghệ thuật của bài văn tế (nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, đối,..)

Câu 5. Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?

Câu 6. Từ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 -12 dòng) chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ “nhục” và “vinh” trong cuộc sống.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 1.229
  • Dung lượng: 180,1 KB
Sắp xếp theo