Giáo án Toán 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Trọn bộ giáo án lớp 4 môn Toán sách KNTT, CTST, Cánh diều
Giáo án Toán 4 năm 2023 - 2024 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp thầy cô soạn giáo án môn Toán 4 năm 2023 - 2024 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo giáo án môn Tiếng Việt 4 sách mới. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Toán lớp 4 sách mới trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giáo án Toán 4 sách mới
Kế hoạch bài dạy Toán 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 - LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | ||
- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ: + Đếm từ 1 đến 10. + Đếm theo chục từ 10 đến 100. + Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. | |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp. - Cách tiến hành: | ||
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số. - GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số. - GV lấy ví vụ hai phép so sánh đầu tiên: a) 9 897 < 10 000 (Vì số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số) 68 534 > 68 499 (Vì số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4) - Học sinh làm các phép so sánh còn lại ra bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? - GV chia nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn câu trả lời đúng. a) Số bé nhất trong các số 20 107; 19 482; 15 999; 18 700 là: A. 20 107 B. 19 482 C. 15 999 D. 18 700 b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8? A. 57 680 B. 48 954 C. 84 273 D. 39 825 c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là: A. 12 900 B. 13 000 C. 12 000 D. 12 960 - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số? - GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 4) - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. - GV hướng dẫn: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 để tìm ra số lớn nhất, số bé nhất - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. | Bài 1: - 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”. - 1HS nhắc lại cách so sánh hai số. - HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu: a) 9 897 < 10 000 (số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số) 68 534 > 68 499 (số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4) 34 000 > 33 979 (số 34 000 có chữ số hàng nghìn là 4; số 33 979 có chữ số hàng nghìn là 3) b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3 45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30 (Vì: 40 000 + 5 000 + 100 + 30 = 45 130) 70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9 (Vì: 60 000 + 9 000 + 700 + 9 = 69 709) Bài 2: - HS làm việc theo nhóm. a) Đáp án đúng là: C Số 20 107 có chữ số hàng chục nghìn là 2; các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 1. Các số 19 482; 15 999; 18 700 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 9; 5; 8 Do 5 < 8 < 9 nên 15 999 < 18 700 < 19 482 Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999 b) Đáp án đúng là: D Số 39 825 gồm 3 chục nghìn, 9 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 5 đơn vị. c) Đáp án đúng là: B Số 12 967 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn số 12 967 đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 13 000. Bài 3: - HS làm vào phiếu học tập - Kết quả dự kiến: Ta điền như sau: 6 547 = 6 000 + 500 + 40 + 7 35 802 = 30 000 + 5 000 + 800 + 2 50 738 = 50 000 + 700 + 30 + 8 96 041 = 90 000 + 6 000 + 40 + 1 Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 Số 29 419 có chữ số hàng chục nghìn là 2, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 3 Các số 36 785; 35 952; 37 243 có chữ số hàng nghìn lần lượt là: 6; 5; 7 Do 5 < 6 < 7 nên 35 952 < 36 785 < 37 243 Vậy: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243 - HS trình bày kết quả: a) Ngày Thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất (37 243 liều). Ngày Thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất (29 419 liều) b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư. - HS lắng nghe. | |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Đố em”. Số 28 569 được xếp bởi các tính như sau: Hãy chuyển một que tính để tạo thành số bé nhất + HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được khen thưởng. - Nhận xét, tuyên dương, cho điểm. | - HS tham gia. - Dự kiến sản phẩm: Em tiến hành chuyển que tính để tạo thành số: 20 568 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kế hoạch bài dạy Toán 4 sách Chân trời sáng tạo
TUẦN 1
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000.
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.
- Nhận biết được các số tự nhiên có bốn hoặc năm chữ số liên tiếp.
- So sánh hai số có năm chữ số, sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm tròn số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” Đếm từ 1 đến 10 Đếm theo chục từ 0 đến 100 Đếm theo trăm từ 100 đến 1000 Đếm theo nghìn từ 1000 đến 10000 Đếm theo chục nghìn từ 10000 đến 100000 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000. + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại). + Làm tròn số. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, đọc số, viết số thành tổng của các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - GV hướng dẫn cho HS viết số, đọc số, viết số thành tổng theo mẫu. - Các ý còn lại học sinh làm vào vở. - Gv gọi HS trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? - GV yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích quy luật của từng dãy số. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Đề bài: Số? a) 4 760; 4 770; 4 780; .?.; .?.; .?.; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; .?.; .?.; .?.; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; .?.; .?.; .?. . - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Chọn số thích hợp với mỗi tổng - GV cho HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 2) So sánh số. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên đã được học ở các lớp trước. - GV hướng dẫn HS so sánh số ở ví dụ. - Từ ví dụ GV yêu cầu HS phân tích đề bài. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, giải thích kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV giải thích lại cách làm. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 5 (Làm việc cá nhân) Làm tròn số rồi nói theo mẫu. Mẫu: Làm tròn số 81 425 đến hàng chục thì được số 81 430. a) Làm tròn các số sau đến hàng chục: 356; 28 473. b) Làm tròn các số sau đến hàng trăm: 2 021; 76 892 c) Làm tròn các số sau đến hàng nghìn: 7 428; 16 534 - HS hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập. - GV mời HS nêu kết quả - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tuyên dương. | Bài 1: - HS theo dõi GV làm mẫu. - HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập - HS nêu kết quả: a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị Viết số: 68 145 Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm. Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8 000 + 100 + 40 + 5 b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm. Viết số: 12 200 Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200 c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị. Viết số: 4 001 Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1 - HS lắng nghe. Bài 2: - HS đọc đề bài, lắng nghe giáo viên hướng dẫn. - HS làm việc theo nhóm. - HS nêu kết quả Ta đếm như sau: a) 4 760; 4 770; 4 780; 4 790; 4 800; 4 810; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7 000; 7 100; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000. - HS lắng nghe. Bài 3: - HS làm vào vở. - HS nêu kết quả A – N B – Q C – P D – M Ta có: 30 000 + 6 000 + 200 + 40 = 36 240 60 000 + 3 000 + 20 + 4 = 63 024 60 000 + 3 000 + 200 + 40 = 63 240 30 000 + 6 000 + 20 + 4 = 36 024 - HS lắng nghe. Bài 4. - HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS đọc đề bài và phân tích đề bài. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: a) Sắp xếp các số 10 748; 11 750; 9 747; 11 251 theo thứ tự từ bé đến lớn ta được: 9 747; 10 748; 11 251; 11 750. * Giải thích Số 9 747 là số có 4 chữ số; Các số 10 748; 11 750; 11 251 là số có 5 chữ số và có chữ số hàng chục nghìn là 1. Số 10 748 có chữ số hàng nghìn là 0; Các số 11 750 và 11 251 có chữ số hàng nghìn là 1. Số 11 750 có chữ số hàng trăm là 7, số 11 251 có chữ số hàng trăm là 2 Do 2 < 7 nên 11 251 < 11 750. Do 0 < 1 nên 10 748 < 11 251 < 11 750. Vậy: 9 747 < 10 748 < 11 251 < 11 750. b) Ta có: 9 000 < 9 747 < 10 000 nên ta điền số 9 747 vào vị trí A 10 000 < 10 748 < 11 000 nên ta điền số 10 748 vào vị trí B 11 000 < 11 251 < 11 750 < 12 000 nên ta cần điền số 11 251 vào vị trí C và số 11 750 vào vị trí D Ta điền như sau: - HS lắng nghe. Bài 5 - HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu. - HS làm bài vào vở. - HS xung phong nêu kết quả a) Làm tròn số 356 đến hàng chục thì được số 360. Làm tròn số 28 473 đến hàng chục thì được số 28 470 b) Làm tròn số 2 021 đến hàng trăm thì được số 2 000 Làm tròn số 76 892 đến hàng trăm thì được số 72 900 c) Làm tròn số 7 428 đến hàng nghìn thì được số 7 000 Làm tròn số 16 534 đến hàng nghìn thì được số 17 000 - Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả. - Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn. - Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. | |
- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số” + Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng. …....... = 6 000 + 300 + 60 + 5 …......... = 70 000 + 500 + 30 + 1 …......... = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 ….......... = 20 000 + 700 + 40 99 999 = … + … + … + 21 212 = 20 000 + … + … + ..... + ..... 19 225 = … + 9 000 + ... + ...... + 5 7 001 = 7 000 + … + Học sinh chuẩn bị phấn. + Thời gian 3 – 5 phút. + Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền. + Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết. + Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Kết quả đúng của hai bảng: 6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5 70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1 21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 20 740 = 20 000 + 700 + 40 99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9 21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2 19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5 7 001 = 7 000 + 1 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kế hoạch bài dạy Toán lớp 4 sách Cánh diều
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Bài 15: GIÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài này, HS đạt được yêu cầu sau:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút.
- Vận dụng được đơn vị vào thực tế cuộc sống.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Tạo cơ hội cho HS phát triển các năng lực toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp và NL giải quyết vấn đề.
- Biết chăm chỉ học tập nghiêm túc.
- Biết quý trọng thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy; SGK Toán tập 1; Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
- HS: SGK, VBT tập 1, ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Hoạt động khởi động
1. - HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học. Nêu mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg.
- HS lên bảng ôn lại cách thực hiện đổi đơn vị đo thời gian và chia sẻ cách thực hiện.
Ví dụ: 4 tạ 5 kg = …kg
8 tấn 150 kg = …kg
2. HS quan sát tranh (trong SGK/37 hoặc trên máy chiếu) trả lời câu hỏi “Còn bao nhiêu giây nữa nhỉ?”.
- HS trả lời + GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài: Ở lớp 3 ta đã học các đơn vị đo thời gian là năm, tháng, tuần cho đến ngày, giờ, phút. Hôm nay các em sẽ học đơn vị bé hơn tất cả các đơn vị trên đó là giây.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Giáo viên dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ và phút:
* GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
- Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền thì hết bao nhiêu giờ? (1 giờ)
- Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền thì hết bao nhiêu phút? (1 phút)
* Vậy 1 giờ bằng bao nhiêu phút? Cho HS nhắc lại 1 giờ = 60 phút.
2. GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
- Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút, tức là 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây, 60 giây = 1 phút (vài em đọc lại)
GV có thể sử dụng đồng hồ gõ nhịp để giúp HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống, hay thời gian HS di chuyển từ chỗ ngồi đến bàn GV,…
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS dùng bút chì nối từng cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian. Sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
(Có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” chia HS thành 2 đội mỗi đội 3 em, HS nối tiếp nhau hoàn thành bài tập. GV+HS nhận xét, tuyên dương.)
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS tự làm bút chì vào VBT rồi sửa bài. Vài HS giải thích cách làm, chẳng hạn:
* 1 phút = 60 giây nên 3 phút bằng 60 x 3 = 180 giây, em điền 180 vào chỗ chấm.
* 1 phút = 60 giây nên 1 phút 15 giây = 75 giây.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn phương án tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra. HS làm vào vở + 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải
Đổi: 1 phút = 60 giây
Vận động viên đó chạy hết số giây là:
1 phút 45 giây = 105 (giây)
Đáp số: 105 giây
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4
- HS thảo luận nhóm đôi (3’) ghi nhanh các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo là giây. HS trình bày kết quả (Chẳng hạn: giây được sử dụng trong các cuộc thi chạy ngắn, bơi lội, sử dụng trong các trò chơi tính thời gian, đèn tín hiệu giao thông,…)
(*) Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học hôm nay các em biết theo những điều gì?
- Trong các cuộc thi tính bằng đơn vị thời gian là giây thì các em chú ý điều gì?
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Thế kỉ