Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN 4 KNTT theo chương trình mới.

KHBD Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TUẦN 1

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Tiết 2: EM TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

  • HS hiểu được ai cũng có những đặc điểm riêng và cách phát hiện đặc điểm riêng đó.
  • HS giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: máy tính, ti vi, giai điệu bài hát “Chicken dance”
  • HS: giấy A4, bút màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động theo nhịp video bài hát “Chicken dance”.

- HS thực hiện.

- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc sau khi nhảy theo hịp bài hát.

- 3-4 HS chia sẻ.

- GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài.

2. Khám phá chủ đề: Trò chơi “Xin chào”

- GV hướng dẫn cách chơi: HS quan sát cả lớp, nhớ lại đặc điểm độc đáo của các bạn và lựa chọn các đặc điểm riêng nhưng có chung ở nhiều bạn trong lớp để nói lời chào (VD: cùng tóc dài, cùng tóc xoăn, cùng đeo kính, cùng giỏi Toán, cùng thích đọc sách, cùng khéo tay,...).

- HS lắng nghe

- GV làm mẫu, chọn một đặc điểm để nói lời chào: “Tôi xin chào các bạn có mái tóc xoăn!”

- Những HS có mái tóc xoăn sẽ đứng lên, cùng nói “Xin chào”

- GV chọn một bạn làm quản trò dựa trên tinh thần xung phong.

- Quản trò dẫn dắt trò chơi

- Cả lớp cùng chơi 2 – 3 lượt với 2 – 3 quản trò khác nhau.

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.

- HS chia sẻ

- GV kết luận: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng giúp ta nhớ được người ấy lâu hơn.

- HS lắng nghe

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bông hoa “Tự hào”

- GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa 5 cánh bằng bìa và xác định những đặc điểm đáng tự hào của các em theo từng khía cạnh: vẻ ngoài, sở thích, khả năng, tính cách, điều khác biệt. Mỗi khía cạnh được viết vào một cánh hoa.

- HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn.

- HS hoàn thiện bông hoa “tự hào” của mình và chia sẻ theo nhóm những đặc điểm được viết trên cánh hoa và lí do tự hào về những đặc điểm đó.

- HS chia sẻ theo nhóm 4

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm đáng tự hào riêng. Chúng ta nên thường xuyên tự đánh giá, nhận biết đặc điểm đó để phát huy.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

4. Cam kết hành động:

- GV hướng dẫn HS về nhà trò chuyện với người thân: đề nghị người thân quan sát và nêu những điểm đáng yêu của mỗi thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe thực hiện

- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Sinh hoạt lớp

Tiết 3: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

  • HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
  • HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân.
  • HS thể hiện được khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào về khả năng của mình

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: máy tính, ti vi.
  • HS: trang phục hoặc dụng cụ để thể hiện khả năng của bản thân

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động tổng kết tuần:

- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.

*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

*Dự kiến các hoạt động tuần sau:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

- HS chia sẻ trước lớp

2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm:

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân về đặc điểm của em (về những đặc điểm đáng yêu, đáng tự hào của em; cảm xúc của em và người thân)

- HS chia sẻ theo cặp về kết quả trò chuyện với người thân trong gia đình.

- Kết luận: Chúng ta tự tin hơn khi chia sẻ được với người thân, bạn bè về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân

3. Hoạt động nhóm: Thể hiện khả năng của bản thân

- GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn một khả năng của bản thân (vẽ, hát, kịch, võ thuật, chơi đàn, múa, hùng biện,...) và chuẩn bị cho tiết mục thể hiện khả năng của mình.

- HS chuẩn bị

- GV mời một số HS lên thể hiện khả năng của mình trước lớp.

- HS thực hiện.

- Các bạn trong lớp thực hiện những hành động khen ngợi, động viên, cổ vũ bạn (vỗ tay, giơ ngón tay cái...) và nêu cảm nghĩ về khả năng của bạn.

- GV phỏng vấn HS về cảm xúc của các em khi thể hiện khả năng của bản thân.

- HS chia sẻ

- GV kết luận: Chúng ta cần tự hào về những khả năng của bản thân và tự tin thể hiện khả năng

- HS lắng nghe

4. Cam kết hành động:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với thân về những việc cần làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

- HS lắng nghe thực hiện

- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

TUẦN 2

Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: NHỮNG VIỆC LÀM ĐÁNG TỰ HÀO CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

- HS xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.

- HS biết đề xuất những việc cần làm để phát huy niềm tự hào của bản thân.

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: máy tính, ti vi, giấy A3,A4

- HS: bút màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nối tiếp

- GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: Mỗi nhóm hãy nghe GV đọc một bài thơ, nhóm 1 là màu đỏ, nhóm 2 là màu xanh và điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

- GV đọc bài và yêu cầu HS ghi nhớ:

Gà trống khoe giọng gáy

“Ò ó ò ó o…”

Mèo mun khoe vuốt sắc

Họ nhà chuột ngồi lo!

Gầu trắng khoe ngủ giỏi

Cho mùa đông qua nhanh!

Hạt mầm khoe mau lớn

Cho cuộc đời mãi xanh…

Chó khoe canh nhà giỏi

“Gầu gấu gầu gấu gâu!”

Lạc đà siêu chịu khát

Đi trong cát rất lâu…

Chuột túi khoe nhảy khỏe

Hươu cao cổ nhìn xa

Phù thủy khoe bùa chú

Chẳng bao giờ sợ ma!

Còn em biết rửa bát?

Hay làm toán rất tài?

Khi đi chợ cùng mẹ

Chẳng bao giờ tính sai?

Thụy Anh

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT (Cả năm)!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm