Giáo án Mĩ thuật 4 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Mĩ thuật 4 sách Cánh diều bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 4 Cánh diều theo chương trình mới.

KHBD Mỹ thuật 4 Cánh diều 1 cột cả năm, còn giáo án 2 cột có 4 bài, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tin học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Mĩ thuật 4 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 sách Cánh diều - 2 cột

Lưu ý: Giáo án Mĩ thuật 4 Cánh diều 2 cột có từ bài 1 - 4, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC
BÀI 1: ĐẬM, NHẠT KHÁC NHAU CỦA MÀU
(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được độ đậm, nhạt của màu.
  • Vận dụng kiến thức vào thực hành, sáng tạo.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học,… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm,… phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm.
  • Biết được độ đậm, nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh.

Năng lực năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Biết được màu sắc có độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm, nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm, nhạt của màu.
  • Tạo được độ đậm, nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm, nhạt của màu,...) và trao đổi, chia sẽ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu.
  • Tôn trọng sáng tạo của bạn bè và của người khác.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS Mĩ thuật 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi khởi động tạo hứng thú cho HS: trò chơi “Thử bạn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV dùng 2 bảng màu (hình tròn hoặc hình chữ nhật).

Mĩ thuật 4

+ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu sự giống và khác nhau giữa bảng 1 và bảng 2.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tuyên dương, khen thưởng HS giành chiến thắng.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời:

+ Giống nhau: Hình 1 và hình 2 đều có các màu cơ bản gồm màu đỏ, vàng, xanh lam và màu thứ cấp gồm màu xanh lá, tím cam.

+ Khác nhau:

· Hình 1 các màu chỉ có một gam màu, không chia cấp độ.

· Hình 2 chia các màu theo cấp độ đậm, nhạt khác nhau.

- GV dẫn dắt vào bài học: Các màu sắc trong cuộc sống đều có những mức độ đậm, nhạt khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 1: Đậm nhạt khác nhau của màu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi màu có nhiểu độ đậm, nhạt khác nhau.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS quan sát

Mĩ thuật 4

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi và cho biết độ đậm, nhạt của màu.

+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản, màu thứ cấp?

+ Em hãy nêu sự khác nhau về độ đậm nhạt của các màu: xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Các màu cơ bản: Đỏ, vàng, xanh lam. Các màu thứ cấp: Tím, da cam, xanh lá.

+ Sự khác nhau về độ đậm nhạt của các màu xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá thể hiện mức độ sáng, tối và đem lại những hiệu quả màu sắc khác nhau.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các độ đậm nhạt của màu vàng ở hình ảnh cái tủ; các độ đậm, nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm Con công

Mĩ thuật 4

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Hình 1, các độ đậm nhạt của màu vàng được sắp xếp từ màu nhạt nhất đến màu đậm nhất theo thứ tự từ trên xuống dưới.

+ Hình 2, các độ đậm nhạt của màu xanh lam được sắp xếp từ màu nhạt nhất đến màu đậm nhất theo thứ tự từ trên xuống dưới. Các độ đậm nhạt của màu vàng được sắp xếp từ màu nhạt nhất đến màu đậm nhất theo thứ tự từ ngoài vào trong.

- GV mở rộng kiến thức cho HS

+ GV trình chiếu hình ảnh bút màu để HS tìm hiểu độ đậm nhạt của màu.

Mĩ thuật 4

+ GV trình chiếu một số hình ảnh trong lớp học, gợi mở để HS quan sát, phát hiện độ đậm, nhạt của màu.

Mĩ thuật 4

+ GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh trong cuộc sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu.

Mĩ thuật 4

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo độ đậm nhạt của màu; cách tạo sản phẩm có các độ đậm, nhạt của màu.

- Tạo được độ đậm nhạt của màu và sáng tạo được sản phẩm về chủ đề theo ý thích.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi

+ Em hãy giới thiệu tên màu và cách thực hành ở mỗi cách tạo độ đậm nhạt của màu.

Mĩ thuật 4

+ Bức tranh Nhà cao tầng có độ đậm, nhạt của màu nào? 

Mĩ thuật 4

Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này

+ Bức tranh Cá vàng có độ đậm, nhạt của những màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này.

Mĩ thuật 4

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời

+ Cách tạo độ đậm nhạt:

· Tạo độ đậm, nhạt bằng cách kết hợp màu trắng với màu khác để giảm dần độ đậm của màu.

· Tạo độ đậm nhạt bằng cách kết hợp màu đen với màu khác để tăng dần độ đậm của màu đó. Nếu trộn nhiều màu đen thì màu sau khi pha trộn sẽ thiên về sắc đen và độ đậm, nhạt của màu sẽ không rõ ràng.

+ Bức tranh Nhà cao tầng có độ đậm nhạt của màu xanh. Cách vẽ:

· Vẽ phác họa các tòa nhà cao tầng.

· Sử dụng các độ đậm nhạt của màu xanh để tô.

· Hoàn thiện bức tranh.

+ Bức tranh Cá vàng có độ đậm nhạt của màu xanh xa tròi, xanh lá, đỏ, cam, vàng. Cách vẽ:

· Vẽ phác họa hình ảnh cá vàng, rêu, nước.

· Sử dụng các độ đậm nhạt của màu để tô.

· Hoàn thiện bức tranh.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

+ GV hướng dẫn HS cách vẽ các màu nhẹ tay, mạnh tay để tạo độ đậm, nhạt của mỗi màu.

+ GV sử dụng đất nặn. để hướng dẫn cho HS 3 cách tạo độ đậm, nhạt (Gợi ý: Có thể sử dụng cùng một màu đỏ để minh họa).

+ GV gợi ý cho HS chọn 1 hình ảnh để vẽ như: con cá, ngọn núi, cây cối,… và tạo độ đậm nhạt của màu theo ý thích.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Thực hành:

· Tạo độ đậm, nhạt của màu (một màu, một số màu).

· Sử dụng độ đậm, nhạt của màu để vẽ hình ảnh về chủ đề yêu thích như: cây cối, ngôi nhà, hoa quả, đồ vật, con vật, đồi núi,...

+ Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình như: màu sắc được chọn để vẽ, hình ảnh thể hiện,...

+ Tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn như: cách lựa chọn màu sắc, hình ảnh; cách thực hành, sử dụng sản phẩm vào đời sống;...

Mĩ thuật 4

- GV trình chiếu một số tác phẩm để HS tham khảo

- GV quan sát HS thực hành, trao đổi để hướng dẫn, giải thích, hoặc hỗ trợ HS (nếu cần).

+ Sử dụng giấy một mặt giấy báo để thực hành.

+ Chọn màu theo ý thích cho mỗi cách tạo độ đậm, nhạt hoặc chọn một màu để thực hành hai/ba cách tạo độ đậm, nhạt.

+ Có thể vẽ nhiều hoặc ít hình ảnh trên sản phẩm,...

- GV nhận xét, đánh giá phần thực hành của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được sản phẩm; chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm của mình và các bạn để giới thiệu, chia sẻ:

+ Em hãy giới thiệu độ đậm, nhạt của một hoặc một số màu ở sản phẩm.

+ Em thích độ đậm, nhạt của màu nào ở sản phẩm của em hoặc của bạn?

+ Em thích sản phẩm, hình ảnh nào nhất? Vì sao?

- GV mời 3 – 5 HS trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ,... và kết quả thực hành của HS.

- GV mở rộng kiến thức cho HS

+ GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo màu sắc thể hiện ở sản phẩm (màu vàng, màu xanh,...) hoặc theo chủ đề (con vật, ngôi nhà, cây cối,...)

+ GV gợi mở HS chia sẻ cách tạo độ đậm, nhạt trên sản phẩm của mình; bình chọn sản phẩm thể hiện độ đậm, nhạt rõ nhất,...

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu nội dung; chỉ ra độ đậm, nhạt của màu ở một số sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy giới thiệu hình ảnh ở mỗi sản phẩm.

+ Trên mỗi sản phẩm có độ đậm nhạt của những màu nào?

Mĩ thuật 4

+ Em hãy chỉ ra độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất ở hình minh họa độ đậm, nhạt bằng bút chì.

Mĩ thuật 4

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án

+ Hình ảnh các sản phẩm lần lượt từ trái qua phải là hình ảnh ba cô gái, hình quả táo và hình ảnh làng quê đổi mới.

+ Các độ đậm nhạt trên các sản phẩm

· Hình ảnh ba cô gái: Độ đậm nhạt của màu xanh dương, màu vàng, màu cam, màu hồng.

· Hình ảnh quả táo: Độ đậm nhạt của màu xanh lá cây, màu vàng.

· Hình ảnh làng quê đổi mới: Độ đậm nhạt của màu xanh dương, xanh lá cây, đỏ, hồng, vàng, cam.

+ Hình thể hiện độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất bằng bút chì lần lượt từ phải qua trái.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh thể hiện độ đậm nhạt của màu trong thiên nhiên, đời sống.

Mĩ thuật 4

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện về độ đậm, nhạt khác nhau của các màu sắc.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 2 – Màu nóng, màu lạnh (SHS tr.10).

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe vào bài mới.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS quan sát tác phẩm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS ghi nhớ, thực hiện.

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 sách Cánh diều - 1 cột

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực mĩ thuật/Yêu cầu cần đạt

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

  • Biết được màu sắc có các độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; Thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm nhạt của màu.
  • Tạo được độ đậm nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm nhạt của màu…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm; biết được độ đậm nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh…

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm nhạt của màu; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành,…

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Màu vẽ, bút chì, tẩy chì, vở thực hành mĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

Tiết 1

– Nhận biết: Đậm, nhạt của màu

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Tạo độ đậm nhạt của màu theo ý thích

Tiết 2

– Nhắc lại: Nội dung tiết 1

– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Sử dụng độ đậm nhạt của màu để vẽ bức tranh về đề tài yêu thích (con cá, con cua, cây, ngôi nhà, đồi, núi, hoa, quả, dòng sông…)

TIẾT 1 - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

Mở đầu/Hoạt động khởi động: Trò chơi “Thử bạn” (khoảng 3 phút)

1. Quan sát, nhận biết – Hình thành kiến thức (khoảng 7 phút)

* Tổ chức HS quan sát, nhận biết độ đậm nhạt của màu:

Trang 5, câu hỏi:

+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản, màu thứ cấp (đã học ở lớp 2, lớp 3)

+ Em hãy nêu sự khác nhau về độ đậm, nhạt của các màu: xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá

Trang 6, câu hỏi:

+ Em nêu các ra độ đậm nhạt của màu vàng ở hình ảnh cái tủ; các độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công

+ Em hãy chỉ ra độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công

* Đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS và giới thiệu các độ đậm nhạt của mỗi màu ở hình ảnh.

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút):

2.1. Một số cách tạo độ đậm nhạt của màu (tr.6, 7-sgk)

– Hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách tạo độ đậm nhạt:

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu đỏ kết hợp thêm màu trắng

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng kết hợp thêm màu đen

+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng và màu xanh lá cây.

– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét của HS; hướng dẫn HS các cách tạo độ đậm nhạt của màu.

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

– Bố trí HS theo nhóm và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Thực hành: Tạo độ đậm nhạt của màu (một màu, một số màu).

+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Sử dụng chất liệu màu); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn thích cách tạo độ đậm nhạt nào?).

– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS.

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS trưng bày kết quả thực hành và quan sát; yêu cầu HS giới thiệu, nhận xét:

+ Giới thiệu loại màu đã dùng để tạo các độ đậm nhạt (màu sáp, màu  gouache, màu bút chỉ,…)

+ Sản phẩm của bạn nào thể hiện rõ/chưa thể hiện rõ các độ đậm nhạt của màu?

– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành.

4. Vận dụng (khoảng 1 phút)

– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn Hs chuẩn bị.

TIẾT 2 – Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

1. Quan sát, nhận biết – Củng cố kiến thức tiết 1 (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS quan sát sản phẩm thực hành ở tiết 1, hình sản phẩm mĩ thuật trong vở Thực hành và hình ảnh sưu tầm. Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi:

+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một màu, đó là màu nào?

+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một số màu, đó là những màu nào?

– Vận dụng đánh giá và giới thiệu nội dung, độ đậm nhạt của màu ở sản phẩm và hình ảnh sưu tầm.

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 22 phút):

2.1. Cách sáng tạo sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu (Tr.7, 8-sgk)

– Yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành:

+ Bức tranh nhà cao tầng có độ đậm nhạt của màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?

+ Bức tranh cá vàng có độ đậm nhạt của những màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?

– Đánh giá nội dung trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; hướng dẫn HS thực hành, sáng tạo sản phẩm.

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

- Bố trí HS theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Thực hành: Tạo sản phẩm có các độ đậm nhạt của màu theo ý thích (một màu hoặc một số màu).

+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Chọn chủ đề/hình ảnh để vẽ, chọn màu để vẽ độ đậm nhạt ở hình ảnh,…); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn vẽ hình ảnh gì và chọn màu nào để vẽ hình ảnh đó?…).

– Gợi mở HS có thể vẽ hình ảnh: Con cá, con cua, con tôm, ngọn núi, cây, ngôi nhà, bông hoa… và chọn màu theo ý thích để vẽ các độ đậm nhạt trên sản phẩm.

– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS.

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)

– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Tên sản phẩm của em là gì?

+ Trên sản phẩm của em có các độ đậm nhạt của một màu hay nhiều màu, là màu nào?

+ Em thích hình ảnh hoặc sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?

– Đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, nhận xét và kết quả thực hành của HS.

4. Vận dụng (khoảng 3 phút)

– Hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu hình ảnh ở mỗi sản phẩm? Trên mỗi sản phẩm có độ đậm nhạt của màu nào? Em chỉ ra độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất ở hình minh họa độ đậm nhạt bằng bút chì?…

– GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; tổng kết bài học; Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2.

CHỦ ĐỀ 2: SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU (4 tiết)
Bài 3: Những vật liệu khác nhau (2 tiết)

I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

- Nhận biết được bề mặt khác nhau; bước đầu tìm hiểu tác giả và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có bề mặt khác nhau; biết được cách thực hành tạo bề mặt khác nhau và sáng tạo sản phẩm.

- Tạo được sản phẩm có bề mặt khác nhau và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, bề mặt khác nhau…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm, vật liệu… phù hợp với hình thức, ý tưởng sáng tạo sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức chuẩn bị, sưu tầm vật liệu để thực hành; kiên trì thực hiện nhiệm vụ để đạt được yêu cầu của bài học; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác; giữ vệ sinh trong thực hành, sáng tạo…

II. Chuẩn bị (GV và HS): màu vẽ, đất nặn, vỏ trứng, giấy màu, đất nặn, sợi len, kéo, bút chì, hồ dán, tẩy chì, vở thực hành

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 4 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm