Giáo án Tiếng Việt 4 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025
Giáo án Tiếng Việt 4 sách Cánh diều bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 4 Cánh diều theo chương trình mới.
KHBD Tiếng Việt 4 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tin học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Tiếng Việt 4 Cánh diều:
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều
Tuần 1
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)
1. Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to yêu cầu của Trò chơi hỏi đáp . - GV tổ chức cả lớp chơi Trò chơi hỏi đáp theo hình thức nhóm đôi: Đặt 5 câu hỏi để hiểu về bạn . Ví dụ: + Trò chơi bạn thích nhất là gì? + Món ăn bạn thích nhất là món nào? + Bạn thích môn học nào nhất? + Bạn không thích điều gì? + Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào? - GV tổ chức cho một số nhóm thể hiện kết quả theo hình thức đóng vai, phỏng vấn lẫn nhau. Nhóm khác bổ sung. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Qua trò chơi trên, em hiểu “Chân dung của em” nghĩa là gì? - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ, động viên HS. | Chia sẻ - HS đọc to, rõ ràng yêu cầu trò chơi trước lớp. - HS chơi trò chơi theo nhóm đôi. - HS thể hiện kết quả trước lớp. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. “Chân dung của em” là tất cả những gì tạo nên con người em: đặc điểm ngoại hình, tính cách, điều mình thích/ không thích, sở trường/ sở đoản… Và mỗi người sẽ có một “chân dung” riêng của chính mình. - HS lắng nghe. |
2. Giáo viên giới thiệu chủ điểm và bài đọc mở đầu chủ điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
a. Mục tiêu: HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm, bài đọc mở đầu chủ điểm, chuẩn bị vào bài đọc mới. b. Cách thức tiến hành - GV giới thiệu chủ điểm: Măng non. - GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi người chúng ta đều mang một vẻ ngoài riêng, có những tính cách khác nhau, giọng nói khác nhau, sở thích khác nhau, sở trường khác nhau. Vì vậy, mỗi một người đều là một đóa hoa đặc biệt trong rừng hoa có vô vàn những bông hoa khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “chân dung” của mình cũng như của mọi người xung quanh. Bài học đầu tiên của môn Tiếng Việt lớp 4: Bài 1 – Chân dung của em . | Giới thiệu chủ điểm và bài đọc mở đầu chủ điểm
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
BÀI ĐỌC 1: TUỔI NGỰA
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển các năng lực đặc thù
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 - 80 tiếng / phút.
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các CH về nội dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ: thích đi đây đi đó, yêu thiên nhiên, đất nước và rất yêu mẹ.
- Thể hiện được giọng đọc vui tươi, tha thiết phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
1.2. Phát triển năng lực văn học
- Bước đầu cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật và các chi tiết miêu tả.
- Bày tỏ được sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát triển NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm); NL tự chủ và tự học (trả lời đúng các CH đọc hiểu). Bồi dưỡng PC yêu nước (yêu thiên nhiên, đất nước), nhân ái (tinh yêu thương dành cho mẹ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, giấy AO (4 tờ); giấy A4 (20 tờ).
- HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 4. tập một, Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- PPDH: thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
- Hình thức tổ chức dạy học: HĐ độc lập, HĐ nhóm, HĐ lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. + GV nhắc lại một số quy ước về học Tiếng Việt. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: + Các em có biết các em tuổi con gì không? + Cậu bé trong bài tuổi con gì? - GV dẫn dắt HS vào bài: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cậu bé tuổi ngựa này đã nói với mẹ mình những ước mơ gì qua bài học Tuổi ngựa ngày hôm nay nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài thơ Tuổi Ngựa với giọng đọc hồn nhiên, hào hứng, tình cảm, thiết tha. - Giải nghĩa được những từ ngữ khó. - Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS bài thơ Tuổi Ngựa : giọng đọc linh hoạt hồn nhiên, hào hứng, tình cảm, thiết tha. - GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó: + Tuổi Ngựa: sinh năm Ngọ (theo âm lịch). + Trung du: miền đất ở khoảng giữa thượng du (nơi bắt đầu) và hạ du (nơi kết thúc) của một dòng sông. + Đại ngàn: khu rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời. - GV giải nghĩa thêm một số từ SGK chưa giải nghĩa: mấp mô (chỉ đường không bằng phẳng, có sỏi, đá). - GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp. + GV gọi bất kì 4 HS đọc bài, từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. + GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc HS nghỉ hơi dài hơn giữa các khổ thơ, giọng đọc thể hiện sự hồn nhiên, niềm hào hứng cũng như tình cảm tha thiết của cậu bé. - GV tổ chức HS đọc bài theo nhóm 4 người: đọc nối tiếp 4 khổ thơ. - GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét. - GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to). - GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc và những từ ngữ dễ mắc lỗi chính tả: triền núi, lóa, xôn xao, dẫu. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài thơ Tuổi Ngựa. b. Cách tiến hành - GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi: + Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào? + Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu? + Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng? + Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3? + Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ. - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm 4 người theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn. - GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi: + Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. + Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai. Câu 1: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? Mẹ trả lời thế nào? Câu 2: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu? Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng? Câu 4: Em thích những hình ảnh nào trong khổ thơ 3? Câu 5: Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu nội dung bài thơ nói về điều gì? - GV mời 2 - 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ 3 và 4. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc diễn cảm các khổ thơ với giọng đọc phù hợp với tình cảm được thể hiện trong khổ thơ. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 3, 4 với giọng cảm tình cảm, sâu lắng, thiết tha; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm khổ 3. - GV nhận xét HS. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện cách trao đổi, thảo luận với người khác. Đồng thời, tiếp tục phát triển kĩ năng nêu ý kiến của mình. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi thảo luận: Nếu em là chú ngựa con trong bài, em sẽ nhắn nhủ mẹ mình điều gì? - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. - GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS. + GV đặt câu hỏi: Cậu bé trong bài thơ có những tính cách gì đáng yêu? + GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt. - Dặn dò: GV nhắc HS + Học thuộc lòng bài thơ. + Xem và chuẩn bị bài Viết đoạn văn về một nhân vật. | - HS đặt đồ dùng học tập trên bàn để GV kiểm tra. - HS lắng nghe GV nhắc lại quy ước học Tiếng Việt. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS cùng GV giải nghĩa từ khó. - HS lắng nghe GV giải thích. - HS luyện đọc theo hướng dẫn. - HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp. - HS đọc bài theo nhóm. - Đại diện nhóm đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS đọc đồng thanh bài thơ. - HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả. - HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS thảo luận theo nhóm 4 người. - HS chơi trò chơi Phỏng vấn. Câu 1: HS1: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì? HS2: Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ đã hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?” HS1: Mẹ đã trả lời thế nào? HS2: Mẹ trả lời rằng: “Tuổi con là tuổi Ngựa”. Câu 2: HS1: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu? HS2: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi đến miền trung du, vùng đất đỏ, rừng đại ngàn, triền núi đá. Câu 3: HS1: Vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng? HS2: Bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng vì mỗi một vùng đất có một đặc điểm riêng. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy trí tưởng tượng phong phú và ước mơ được khám phá những vùng đất lí thú của cậu bé. Câu 4: Với câu hỏi này, HS sẽ có câu trả lời khác nhau tùy sở thích mỗi người. Gợi ý: HS1: Cậu thích hình ảnh nào trong khổ thơ 3? HS2: Trong khổ thơ 3, mình/ tớ thích hình ảnh “Lóa màu trắng hoa mơ” bởi hình ảnh này khiến mình liên tưởng đến một cánh rừng hoa mơ rộng lớn với sắc màu trắng muốt tinh khôi. Câu 5: HS1: Cậu có cảm nhận, suy nghĩ gì về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ “Tuổi Ngựa”? HS2: Cậu bé trong bài thơ “Tuổi Ngựa” là một bạn nhỏ có trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn với ước mơ được bay nhảy, khám phá tới mọi vùng miền đất nước. Đặc điểm này giống với đặc điểm của một chú ngựa – không thể đứng yên một chỗ như lời cậu đã nói. Đồng thời, cậu bé còn là một người con vô cùng yêu mẹ của mình, dù sau này có lớn lên, có đi xa thì cậu vẫn sẽ nhớ đường trở về với mẹ. - HS trả lời: Bài nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng cũng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. - HS lắng nghe. -Hs lắng nghe - HS thi đọc. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS suy nghĩ, trả lời. Cậu bé trong bài thơ: giàu trí tưởng tượng, giàu mơ ước, thích chạy nhảy, khám phá; yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về mẹ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
(HS thực hiện ở nhà)
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh tự đọc sách báo ờ nhà theo yêu cầu đã nêu trong sách giáo khoa
- Về nội dung bài đọc: bài đọc có nội dung kể về đặc điểm hoặc hoạt động của các bạn cùng lứa tuổi với em.
- Về loại văn bản: truyện, thơ, văn miêu tả, văn bản thông tin.
- Về số lượng: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ), 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin.
- Ghi vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc.
- Một số nội dung chính: sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích.
- Cảm nghĩ của em.
2. Lưu ý
- HS có thể tìm các truyện đọc phù hợp với chủ điểm trong sách Truyện đọc lớp 4 (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
- GV (hoặc nhà trường) dựa theo yêu cầu tự đọc sách báo, thiết kế Phiếu tự đọc sách báo để HS tiện sử dụng.
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
(Cấu tạo của đoạn văn)
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển các năng lực đặc thù
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Hiểu về cấu tạo của đoạn văn về một nhân vật.
- Vận dụng quy tăc Bàn tay đã học đe xác định những việc cân làm khi viết đoạn
văn về một nhân vật.
1.2. Phát triên năng lực văn học
Thể hiện được cảm nghĩ về nhân vật.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Phát trien NL giao tiếp và họp tác (trao đôi với các bạn về các ý trong đoạn văn); NL giải quyết vấn đề và sáng tạo (phát hiện được đặc điểm ngoại hình và tính cách nhân vật). Bồi dưỡng PC chăm chỉ và trách nhiệm thông qua việc giải các BT trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV chuân bị: máy tính, máy chiếu, bài giảng trinh chiếu, đoạn văn mẫu.
- HS chuân bị: SGK Tiếng Việt 4, tập một; Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập một; vở viết.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- PPDH: đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức dạy học: HĐ nhóm, HĐ độc lập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Nắm được mục tiêu của tiết học. * Cách tiến hành: - Vận động theo bài hát: Ngựa ta phi nhanh nhanh. - Gọi học sinh đọc bài Tuổi Ngựa và hỏi: ? Cậu bé trong bài thơ có những tình cách gì đáng yêu? ? Qua bài đọc, em hiểu nội dung bài thơ nói về điều gì? - GV nhận xét và tuyên dương B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu:Thông qua các HĐ HS hiểu: - Hiểu về cấu tạo của đoạn văn về một nhân vật. - Vận dụng quy tăc Bàn tay đã học đe xác định những việc cân làm khi viết đoạn văn về một nhân vật. Thể hiện được cảm nghĩ về nhân vật. HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo đoạn văn GV cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn trong phần Nhận xét (2 lần). *GV sử dụng kĩ thuật “Mảnh ghép” Vòng 1: Nhóm Chuyên gia: GV cho HS thảo luận nhóm 6 theo câu hỏi được giao. Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gỉ? Câu 2: Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì? Câu 3: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn? Vòng 2: Nhóm Mảnh ghép: GV cho HS đếm số từ 1 đến 4 để hình thành nhóm mới. các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ câu trả lời ở vòng 1 cho nhau. Các nhóm trình bày vào bảng phụ. - Gv mời các nhóm trình bày kết quả. Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gỉ? Câu 2: Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì? Câu 3: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn? HĐ 2: Rút ra bài học - GV hỏi: + Khi viết đoạn văn về một nhân vật cần viết về những nội dung gì? + Đoạn văn viết về nhân vật có cấu tạo như thế nào? - Cho HS đọc nối tiếp nội dung bài học; nêu lại nội dung bài học, không cần nhìn sách HĐ 3: Luyện tập - Gọi đọc nối tiếp nội dung yêu cầu của phần luyện tập (2 lần). - Yêu cầu tự đọc lại (hoặc nhớ lại) bài đọc Tuổi Ngựa. - Gv giới thiệu về quy tắc bàn tay + Viết về ai? + Tìm ý: + Sắp xếp ý: + Viết đoạn văn: + Hoàn chỉnh đoạn văn: - GV hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu của BT và quy tắc Bàn tay, xác định những việc cần làm: + Viết về ai? + Tìm ý: + Sắp xếp ý: + Viết đoạn văn: + Hoàn chỉnh đoạn văn: - GV mời một số HS nói về dự định viết đoạn văn của mình. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. C. VẬN DỤNG - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: + GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật |
- HS đọc bài - HS trả lời các câu hỏi - HS lắng nghe - Hs đọc đoạn văn - Thảo luận nhóm theo câu hỏi được phân công. - Chia sẻ câu trả lời đã thảo luận ở vòng 1 và trình bày vào bảng phụ. Kết quả dự kiên trả lời - Đoạn văn trên nêu cảm nghĩ về đậc điểm ngoại hình, tính cách của nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế'Mèn phiêu lưu kí. - Câu mở đầu giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc diêm nhân vật Dế Mèn. - Các câu tiếp theo làm rõ đặc điểm về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã nêu trong câu mở đoạn.
- HS trả lời - Cần nêu cảm nghĩ về đậc điểm ngoại hình và tính cách của nhân vật - Đoạn văn gồm có câu mớ đoạn và một số câu tiếp theo. Câu mờ đoạn giới thiệu và nêu khái quát câm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điềm đã nêu trong câu mở đoạn. Trong đó, có các câu nêu nhận xét và the hiện tình cảm của người viêt với nhân vật. - HS nêu lại - HS đọc - Học luyện đọc và tự nhớ lại theo nhóm đôi + Viết về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa. + Bạn nhỏ trong bài thơ có đặc điểm gì về ngoại hình, về tính cách? - Em có nhận xét, tinh cảm gì với bạn nhỏ trong bài thơ? + Sắp xếp các ý em tìm được; có thê thêm / bớt / điều chỉnh các ý. + Dựa vào kết quả bước 3 để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. + Đọc lại đoạn văn, phát hiện và sửa lỗi (nếu có); có thể điều chinh đoạn văn (thêm hoặc bớt từ ngừ, thay từ ngữ...) cho hay. - Một số HS giới thiệu về đoạn văn. - Hs nêu cảm nghĩ về những người bạn xung quanh mình - HS thực hiện - HS lắng nghe |
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 sách Cánh diều (Cả năm)