Giáo án Âm nhạc 7 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 7
Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 7 Cánh diều theo chương trình mới.
KHBD Âm nhạc 7 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Âm nhạc 7 Cánh diều. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Công nghệ. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều:
Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều (Cả năm)
Ngày soạn:........................
Ngày dạy:........................
Chủ đề 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI (4 TIẾT)
Tiết 1: - Học hát: Bài Ước mơ mùa khai trường.
- Lý thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà.
- Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra 3 nét nhạc có Nhịp lấy đà.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Biết gõ đệm nhịp phách, tiết tấu hòa âm theo bài hát.
- Nhận biết và thể hiện được Nhịp lấy đà.
2. Năng lực:
- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức, gõ đệm âm hình tiết tấu, hát nối tiếp, hoà giọng. Thể hiện được Nhịp lấy đà.
- Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát: Ước mơ mùa khai trường.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát: Ước mơ mùa khai trường.
- Thể hiện được nét nhạc có Nhịp lấy đà.
3. Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Ước mơ mùa khai trường, HS thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những ước mơ đẹp, kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, máy tính, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ gõ, tìm hiểu trước bài hát Ước mơ mùa khai trường và một số thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: đan xen trong bài học.
3. Bài mới (42 phút)
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Mục tiêu / PT năng lực |
- GV cho cả lớp thi đua nhắc lại tên các bài hát mà các em đã được học ở lop 6. - GV nhận xét và có thể bổ sung. - Cho đứng tại chỗ khởi động hát và nhún theo nhịp 1 bài hát - GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. | - HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. | Mục tiêu: - HS được khởi động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. - HS nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 5. Phát triển năng lực: - Tự chủ, giải quyết vấn đề. Cảm thụ âm nhạc. |
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Mục tiêu / PT năng lực |
a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc. - GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát (1 lần). | - Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu. - Cảm nhận giai điệu và lời ca của bài hát. | Mục tiêu: - Nghe và cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát mới. Phát triển năng lực: - Cảm thụ giai điệu bài hát Ước mơ mùa khai trường |
b. Giới thiệu tác giả Giới thiệu: Niềm hân hoan của tuổi thơ được đến trường trong khung cảnh mùa thu tươi đẹp…hôm nay cô trò mình cùng đến với một bài hát của nhạc sĩ Phạm Chỉnh- Ước mơ mùa khai trường - GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu: - Nhóm 1: Nêu hiểu biết của em về nhạc sĩ Phạm Chỉnh. - Nhóm 2: Kể tên những sáng tác của nhạc sĩ mà em biết. - Nhóm 3: Bài hát được chia làm mấy câu hát? Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu và hướng dẫn HS luyện thanh.
| - HS nghe. - Tìm hiểu nội dung liên quan đến tác giả, tác phẩm. - HS thực hiện. - HS tìm thông tin trong SGK trả lời câu hỏi: - HS trả lời. - HS thực hiện chia câu hát. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Luyện thanh theo yêu cầu và hướng dẫn của GV. |
Mục tiêu: - Nắm được tính chất của bài hát. - Biết luyện thanh, nhả chữ, lấy hơi. Phát triển năng lực: - Hiểu biết âm nhạc. - Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu về dân ca và bài hát đã chuẩn bị trước. |
c. Học hát - GV hướng dẫn HS chia câu hát: - Đoạn 1: + Câu hát 1: Từ đầu… bình minh. + Câu hát 2: Bầu trời …..cây xanh + Câu hát 3: Gió hát…khăn quàng + Câu hát 4: Vui đùa…lá bàng. - Đoạn 2: + Câu hát 5: Ơi mùa…mới + Câu hát 6: Ơi mùa…xanh + Câu hát 7: Ơi mùa…tương lai. - GV nhận xét, đánh giá. Dạy hát: - GV lần lượt dạy từng đoạn, từng câu theo lối móc xích. - Học hát từng câu. - Cho HS ghép cả bài. - Bắt nhịp cho HS hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có) - Lưu ý: + Nhắc HS hát chuẩn những chỗ hát khó và luyến: líu, tán, trời, mùa. - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt sang phần luyện tập.
| - HS chia câu hát theo cảm nhận. - Học theo sự hướng dẫn GV. - HS trình bày bài hát. - Nhận xét đánh giá phần trình bày của các dãy bàn. - Theo dõi, tiếp thu kiến thức - HS ghép cả bài. | Mục tiêu: - Nhớ được nội dung giai điệu của bài hát. - Nhận biết được các câu hát theo sự hướng dẫn của GV. - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. - Thể hiện giọng hát tươi vui, nhịp nhàng, trong sáng. Phát triển năng lực: - Tự học, tự chủ, giao tiếp, tự tin chia sẻ thông tin về bài hát. - Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu…trong quá trình học bài hát. - Thể hiện năng lực thực hành âm nhạc. |
LUYỆN TẬP | ||
Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia tổ nhóm HS. - GV yêu cầu: hát đúng lời ca, giai điệu và có động tác biểu diễn phù hợp sẽ khen thưởng. - GV gọi nhóm lên biểu diễn.
- GV chia 2 dãy để hát nối tiếp câu hát: - GV chỉ huy cho HS hát nối tiếp. - Nhận xét, đánh giá. Thể hiện hòa tấu tiết tấu: - Chia nhóm thực hiện hòa tấu tiết tấu. - Cho HS nhận xét, đánh giá và cùng GV hướng vào nội dung mới. | - Làm theo yêu cầu. - Các nhóm lên biểu diễn. - Học sinh nhận xét, đánh giá. - HS thực hiện theo. - HS thực hiện theo HD của HS. -> HS nhận xét. - Nhóm 1: Hát + gõ nhịp bằng thanh phách. - Nhóm 2; Hát + gõ tiết tấu bằng trống con. - Nhóm 3: Hát + Bộ gõ cơ thể. | Mục tiêu: - Giúp HS luyện tập với các hình thức nối tiếp, hòa giọng. - HS biết hòa tấu được bộ gõ cơ thể và bộ gõ trống con, phách theo tiết tấu và nhịp. - Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Phát triển năng lực: - Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. - Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc LT hát kết hợp với nhạc cụ TT. - Thể hiện tốt năng lực thực hành, cảm thụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. - Phát triển được tai nghe nhạc |
Hoạt động 3: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP LẤY ĐÀ | ||
- GV đưa ra 1 số VD về nhịp lấy đà ở các loại nhịp, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - GV phân tích về nhịp lấy đà. - HS rút ra định nghĩa về nhịp lấy đà. - GV trình bài 1 số bài hát ở nhịp lấy đà (hát thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ở nhịp lấy đà). - Cho HS tìm trong các bài học ở chương trình SGK âm nhạc 7 về nhịp lấy đà.
| - HS ghi bài - HS quan sát - HS nghe - HS nghe - HS nghe | Mục tiêu: - HS tìm hiểu và nhận biết được nhịp lấy đà. Phát triển năng lực: - Thể hiện tốt năng lực thực hành, cảm thụ, ứng dụng được nhịp lấy đà. |
Hoạt động 4: TRẢI NGHIỆM- KHÁM PHÁ Tạo ra 3 nét nhạc có Nhịp lấy đà. | ||
+ GV cho HS đọc những câu nhạc có nhịp lấy đà theo 1 âm hình tiết tấu mà GV cho sẵn. - Nhận xét và đánh giá. - Nhận xét. + GV cho HS thi đua đọc các nét nhạc mà GV cho sẵn. - Nhận xét và đánh giá. - GV: chia nhóm cho HS thực hiện. - Đánh giá, nhận xét, sửa sai, tuyên dương đội nhóm làm việc tích cực. | - HS thực hiện. - Các nhóm thực hiện. | Mục tiêu: - - Tạo ra 3 nét nhạc có Nhịp lấy đà. - Luyện các nét nhạc mà GV cho sẵn. Phát triển năng lực: -- Phát triển sự cảm thụ âm nhạc của HS. |
CỦNG CỐ- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ | ||
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, giao bài tập về nhà
| - HS nhắc nội dung bài học - HS nghe.
|
Ngày soạn:....................
Ngày dạy:..............................
Chủ đề 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI (4 TIẾT)
Tiết 2: - Âm nhạc thường thức: Một số thể loại ca khúc.
- Ôn tập bài hát: Ước mơ mùa khai trường.
- Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết và nêu được đặc điểm của các thể loại ca khúc: hành khúc; nghi lễ, nghi thức; trữ tình; hát ru.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Ước mơ mùa khai trường.
2. Năng lực:
- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức, gõ đệm âm hình tiết tấu, hát nối tiếp, hoà giọng; Biết thể hiện 1 số thể loại ca khúc.
- Cảm thụ và hiểu biết: Thể hiện đúng tính chất, sắc thái bài hát; Biết thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo một số động tác vận động cơ thể cho bài hát.
Biết ứng dụng đệm cho bài hát Ước mơ mùa khai trường.
3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động nhóm trong giờ học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, máy tính, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ gõ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: đan xen trong bài học.
3. Bài mới (42 phút)
Hoạt động 1: ÔN BÀI HÁT “ƯỚC MƠ MÙA KHAI TRƯỜNG” | ||
Hoạt động của GV | HĐ của HS | Mục tiêu / PT năng lực |
- GV cho HS nhắc lại tờn bài hỏt. - HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai. - Cho HS hoạt động hát thi đua theo nhóm, khi hát kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Cho HS hát lại bài hát yêu cầu HS hát đúng tình cảm sắc thái của bài. Có thể cho HS hỏt lĩnh xướng gây hứng thú cho HS . - GV gọi một số HS lên trình bày bài hát kết hợp một số ĐT phụ họa cho bài hát. GV khuyến khích động viên học sinh. | Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm thực hiện. - HS thực hiện đúng sắc thái. | Mục tiêu: - HS nhớ lại KT đã học giờ trước. - HS biết biểu diễn bài hát nhịp nhàng. Phát triển năng lực: - Tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề. - Tự tin khi trình bày bài hát trước các bạn. |
Hoạt động 2: ÂNTT: MỘT SỐ THỂ LOẠI CA KHÚC | ||
Chuyển giao nhiệm vụ: - Nghe các trích đoạn ca khúc ở một vài thể loại như: hành khúc; nghi lễ, nghi thức; trữ tình; hát ru… - Tìm hiểu về một số thể loại ca khúc: + Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nêu các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức: Ca khúc là tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng giọng hát hay bằng nhạc cụ? Ca khúc được chia thành những thể loại nào? Mỗi thể loại có đặc điểm gì? Kể tên một vài bài hát thuộc từng thể loại. - Thảo luận nhóm rồi trả lời các câu hỏi của GV. - Nhận xét phần trình bày của HS và giới thiệu về các thể loại: hành khúc; nghi lễ, nghi thức; trữ tình; hát ru. - Xem thêm một số video minh họa khác, hoặc yêu cầu HS trình diễn một vài ca khúc thuộc các thể loại khác nhau. - Bài tập củng cố: xác định thể loại của một vài bài hát đã học. Báo cáo, thảo luận: + Các nhóm báo cáo kết quả + GV theo dõi phần trình bày và nhận xét Kết luận, nhận định: + GV chuẩn kiến thức và bổ sung: - Ca khúc hành khúc: Là những bài hát có tính chất khỏe khoắn, thúc giục... - Ca khúc nghi lễ, nghi thức; Là những bài hát chính dùng trong nghi lễ của một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức đoàn thể.. - Ca khúc trữ tình: Là những bài hát mềm mại, uyển chuyển … - Ca khúc hát ru: Là bài hát có âm điệu nhẹ nhàng, êm ái, tiết tấu nhịp nhàng... | - HS nghe. - HS tìm hiểu về một số thể loại ca khúc: - HS thực hiện theo tổ, nhóm - Thảo luận nhóm - Tập trung lắng nghe. - HS trình diễn một vài ca khúc. - Các nhóm báo cáo kết quả. HS nghe. | Mục tiêu: - Nhận biết được một vài thể loại ca khúc như: hành khúc; nghi lễ, nghi thức; trữ tình; hát ru… Phát triển năng lực: - Tự học, tự chủ, giao tiếp, tự tin chia sẻ thông tin. - Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc. |
Chủ đề 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI (4 TIẾT)
Tiết 3: - Đọc nhạc: Luyện đọc gam C dur; Bài đọc nhạc số 1.
- Nhạc cụ: Hòa tấu.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và ghép lời ca thuần thục bài đọc nhạc số 1.
- Thể hiện đúng mẫu tiết tấu, biết thể hiện ứng dụng cho bài hát, chơi đươc bài hòa tấu.
2. Năng lực:
- Thể hiện âm nhạc
- Tập gõ phách trong TĐN, luyện kĩ năng TĐN và bộ gõ cơ thể.
- Biết đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách và đánh nhịp 2/4.
- Cảm thụ và hiểu biết:
- Cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
- Thể hiện đúng tính chất, sắc thái; gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài đọc nhạc.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:
- Tập gõ phách trong TĐN. Luyện tập kĩ năng hòa tấu nhạc cụ.
3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau theo nhóm để tìm hiểu về các thuộc tính âm thanh cơ bản bằng các hình thức khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, máy tính, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh: SGK Âm nhạc 7, nhạc cụ gõ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: đan xen trong bài học.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án môn Âm nhạc 7 Cánh diều