Giáo án lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 7 năm 2024 - 2025

Giáo án lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 7 theo chương trình mới dễ dàng hơn.

Giáo án lớp 7 Kết nối tri thức cả năm gồm gồm 12 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 - 2025:

Giáo án Tiếng Anh 7 Global Success

UNIT 1: HOBBIES

Lesson 1: Getting started – My Favourite hobby

I. OBJECTIVES

By the end of this lesson, Ss will be able to gain:

1. Knowledge

- An overview about the topic Hobbies

- Vocabulary to talk about hobbies

2. Core competence

- Develop communication skills and creativity

- Be collaborative and supportive in pair work and teamwork

- Actively join in class activities

3. Personal qualities

- Love talking about their hobbies

II. MATERIALS

- Grade 7 textbook, Unit 1, Getting started

- Computer connected to the Internet

- Projector / TV/ pictures and cards

- sachmem.vn

Language analysis

Form

Pronunciation

Meaning

Vietnamese equivalent

1. unusual (adj)

/ʌnˈjuːʒuəl/

different from what is usual or normal

khác thường

2. creativity (n)

/ˌkriːeɪˈtɪvəti/

the ability to produce or use original and unusual ideas

sự sáng tạo

3. dollhouse (n)

/ˈdɒlhaʊs/

a toy that is a very small house, often with furniture and small dolls in it

nhà búp bê

4. cardboard (n)

/ˈkɑːdbɔːd/

​stiff material like very thick paper, often used for making boxes

bìa các tông

5. glue (n)

/ɡluː/

a sticky substance that is used for joining things together

keo dán, hồ

6. making models

/ˈmeɪkɪŋ ˈmɒdlz/

making a representation of something, usually on a smaller scale

làm mô hình

Assumption

Anticipated difficulties

Solutions

Ss may lack experience of group / team work.

Encourage Ss to work in groups so that they can help one another.

Give short, clear instructions, and help if necessary.

Board Plan

Date of teaching

Unit 1: Hobbies

Lesson 1: Getting started

*Warm-up

Asking questions

I. Vocabulary

1. unusual (adj)

2. creativity (n)

3. dollhouse (n)

4. cardboard (n)

5. glue (n)

6. making models

II. Practice

Task 1: Listen and read.

Task 2: Read the conversation again and write T (True) or F (False).

Task 3: Write the words and phrases from the box under the correct pictures. Then listen, check, and repeat.

Task 4: Work in pairs. Write the hobbies from 3 in the suitable columns.

III. Production

Task 5: Game: Find someone who…

*Homework

III. PROCEDURES

Notes:

In each activity, each step will be represented as following:

* Deliver the task

** Implement the task

*** Discuss

**** Give comments or feedback

Stage

Stage aim

Procedure

Interaction

Time

WARM-UP

- To activate Ss’ knowledge on the topic of the unit.

- To set the context for the listening and reading part.

- To enhance Ss’ skills of cooperating with team mates.

Asking question:

* T asks Ss about what they like doing for pleasure in their free time.

What do you like doing in your free time?

Do you like collecting dolls?

Do you like collecting glass bottles?

Do you enjoy mountain climbing?

** Ss answer the question individually.

*** T sets the context for the listening and reading text: Write the title on the board My favorite hobby.

**** Ask Ss to guess what the conversation might be about.

T-Ss

S

T-Ss

T-Ss

3 mins

PRESENTATION

(VOCAB –
PRE-TEACH)

- To provide Ss with vocabulary.

- To help Ss well-prepared for the listening and reading tasks.

VOCABULARY

* Teacher introduces the vocabulary.

** Teacher explains the meaning of the new vocabulary by pictures.

1. unusual (adj)

2. creativity (n)

3. dollhouse (n)

4. cardboard (n)

5. glue (n)

6. making models

*** Teacher checks students’ understanding with the “Rub out and remember” technique.

**** Teacher checks students’ pronunciation and gives feedback. Teacher reveals that these four words will appear in the reading text and asks students to open their textbook to discover further.

T-Ss

T-Ss

T-Ss

T-Ss

3 mins

PRACTICE

To have Ss get to know the topic.

To have Ss get specific information of the text.

To introduce some vocabulary items related to hobbies.

To give Ss a chance to cooperate with others to memorize the spelling of hobbies.

TASK 1: LISTEN AND READ. (Ex 1, p. 8)

* Teacher asks Ss to look at the pictures in the book and answer the questions:

+ What can you see in each picture?

+ What may the hobby be?

- Ss answer the questions in pairs.

** Teacher plays the recording twice. Ss listen and read.

*** Teacher checks Ss’ prediction. T calls 3 Ss to read the conversation aloud.

**** Teacher check students’ pronunciation ad give feedback.

TASK 2: READ THE CONVERSATION AGAIN AND WRITE TRUE (T) OR FALSE (F). (Ex 2, p.9)

* Teacher tells Ss to read the conversation again and work independently to find the answers. Remind Ss to underline the information and correct the false statements.

** Ss work independently to find the answers.

*** Teacher has Ss compare the answers in pairs before checking with the whole class.

**** Teacher checks the answers as a class and gives feedback.

Answer key:

1. F (She made it herself.)

2. T

3. T

4. T

5. F (Her lesson starts at 8 a.m.)

TASK 3: WRITE THE WORDS AND PHRASES FROM THE BOX UNDER THE CORRECT PICTURES. THEN LISTEN, CHECK, AND REPEAT. (Ex 3, p. 9)

* T asks Ss to name the pictures.

** T has Ss work individually to match the words and phrases in the box with the pictures. Have them compare their answers with a partner. Then ask for Ss’ answers. Quickly write their answers on the board without confirming the correct answers.

*** T has Ss listen to the recording, check their answers, and repeat the words / phrases. Ask Ss to look at the answers on the board and say if they are right or wrong. Confirm the correct answers.

**** Teacher checks the answers as a class and gives feedback.

Answer keys:

1. making models 2. riding a horse 3. collecting coins

4. gardening 5. building dollhouses 6. collecting teddy bears

TASK 4: WORK IN PAIRS. WRITE THE HOBBIES FROM 3 IN THE SUITABLE COLUMNS. (Ex 4, p.9)

* Have Ss work in pairs and complete the table.

** Ss work in pairs and complete the table.

*** Teacher allows students to share answers before discussing as a class.

**** Write their answers on the board. Have Ss add more words to the table.

Answer key:

+ doing things: riding a horse, gardening (others: travelling, skiing, doing yoga, etc.)

+ making things: making models, building dollhouses (others: painting, making pottery, etc.)

+ collecting things: collecting coins, collecting teddy bears (others: collecting toys, collecting books,etc.)

T-Ss

T-Ss

Ss

T-Ss

T-Ss

Ss

Pair work

T-Ss

T-Ss

Ss

T-Ss

T-Ss

T-Ss

Pair work

T-Ss

T-Ss

4 mins

5 mins

8 mins

5 mins

PRODUCTION

To help Ss practise using the vocabulary items related to hobbies.

TASK 5: GAME: FIND SOMEONE WHO… (Ex 5, p.9)

Work in groups. Ask as many classmates as you can about which hobbies they like. Use the question ‘Do you like…?’.

In the table below, write your classmates’ names beside the activities they like.

* T lets Ss to move around the class to ask their classmates about their favourite hobbies in 3-5 minutes.

** Ss write the results into the table.

*** Then T asks some Ss to report their results. Whoever has the most names wins.

**** Teacher can ask students to read aloud the full sentences and correct their pronunciation if needed.

Ss-Ss

Ss

T-Ss

T-Ss

11 mins

WRAP-UP

To consolidate what Ss have learnt in the lesson.

T asks Ss to talk about what they have learnt in the lesson.

- An overview about the topic Hobbies

- Vocabulary to talk about hobbies

T-Ss

2 mins

HOMEWORK

To review the lesson and prepare for the next lesson.

- Name a list of cheap hobbies, expensive hobbies, easy and difficult hobbies.

- Do exercises in the workbook.

- Prepare for Lesson 2 - A closer look 1

- Start preparing for the Project of the unit.

Teacher randomly puts Ss in groups of 4 or 5 and asks them to choose a popular hobby among teens and think about its benefits, then discuss to choose what to include. They have to find suitable photos or draw pictures then creat a poster about it. Students will show their posters and present their ideas in Lesson 7 – Looking back and Project. (Teacher should check the progress of students’ preparation after each lesson.)

T-Ss

2 mins

Lesson 2: A closer look 1

I. OBJECTIVES

By the end of this lesson, students will be able to gain:

1. Knowledge:

- Vocabulary:

+ The lexical items related to hobbies

+ Verbs of liking and disliking

- Pronunciation: Correctly pronounce words that contain the sounds /ə/ and /ɜ:/

2. Core competence

- Develop communication skills and creativity

- Be collaborative and supportive in pair work and teamwork

- Actively join in class activities

3. Personal qualities

- Love talking about their hobbies

- Develop self-study skills

II. MATERIALS

- Grade 7 textbook, Unit 1, Getting started

- Computer connected to the Internet

- Projector / TV/ pictures and cards

- sachmem.vn

Language analysis

Form

Pronunciation

Meaning

Vietnamese equivalent

1. jogging (n)

/ˈdʒɒɡɪŋ /

the activity of running at a slow, regular speed, especially as a form of exercise

đi / chạy bộ thư giãn

2. coin (n)

/kɔɪn/

a small, round piece of metal, usually silver or copper coloured, that is used as money

đồng xu

Assumptions

Anticipated difficulties

Solutions

1. Students may lack experience of group/ team work.

- Encourage students to work in groups so that they can help each other.

2. Students may not have sufficient listening, speaking and co-operating skills.

- Play the recording, the replay depends on the students’ need and level.

- Encourage students to work in pairs, in groups so that they can help each other.

- Provide feedback and help if necessary.

Board Plan

Date of teaching

Unit 1: HOBBIES

Lesson 2: A closer look 1

*Warm-up

Asking questions

I. Vocabulary

1. jogging (n)

2. coin (n)

Task 1: Complete the word webs.

Task 2: Complete the sentences, using the –ing form of the verbs from the box.

Task 3: Look and say the sentences. Use suitable verb of liking or disliking and the –ing form.

II. Pronunciation

Task 4: Listen and repeat.

Task 5: Listen to the sentences. Tick (✓) the appropriate sounds. Practise the sentences.

III. Production

Game: Who is faster?

*Homework

..................

Giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức

BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ

(13 tiết)

A. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, học sinh (HS) có thể:

I. Về năng lực

1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. II. Về phẩm chất

Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

Nội dung dạy học

Phương pháp, phương tiện

Chuẩn bị trước giờ học của HS

Đọc hiểu

Văn bản 1: Bầy chim chìa vôi

(3 tiết)

– Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,…

– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

– Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10).

– Thực hiện phiếu học tập số 1, 2.

Thực hành tiếng Việt

(1 tiết)

– Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình…

– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.

– Đọc trước mục Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ trong Tri thức ngữ văn (tr.10) và ô Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ (tr.17).

Văn bản 2: Đi lấy mật

(2 tiết)

– Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,…

– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

Thực hiện phiếu học tập.

Thực hành tiếng Việt

(1 tiết)

– Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình,...

– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu.

Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6)

Văn bản 3 Ngàn sao làm việc và hướng dẫn Thực hành đọc

(1 tiết)

Phương tiện: SGK, phiếu học tập.

Thực hiện các nhiệm đọc hiểu được giao.

Viết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

(3 tiết)

– Phương pháp: Dạy học theo mẫu, thực hành viết theo tiến trình, gợi tìm làm việc nhóm,…

– Phương tiện: SGK, phiếu học tập

Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo.

Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

(2 tiết)

– Phương pháp: làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm,…

– Phương tiện: SGK, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31)

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC

1. Mục tiêu:

– HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.

– HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.

2. Nội dung:

HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học.

Báo cáo, thảo luận:

HS chia sẻ kết quả trước lớp.

Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học.

2. Khám phá Tri thức ngữ văn

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập số 1.

GV yêu cầu HS vận dụng tri thức ngữ văn đã tìm hiểu khi chuẩn bị bài và nhớ lại nội dung một truyện ngắn đã học, chẳng hạn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam để trả lời các câu hỏi:

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” viết về đề tài gì? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy?

Ai là nhân vật chính? Nêu cảm nhận của em về tính cách nhân vật chính.

Nhắc lại một chi tiết trong truyện mà em nhớ nhất. Chia sẻ với các bạn vì sao em nhớ nhất chi tiết đó.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm.

– GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp.

Báo cáo, thảo luận:

GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét.

Kết luận, nhận định:

GV nhấn mạnh lại các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB.

– Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ

– Thể loại đọc chính: Truyện

– Truyện viết về thế giới tuổi thơ. Truyện kể xoay quanh các sự việc liên quan đến các bạn nhỏ như: chị em Sơn, Hiên…

– Nhân vật chính là Sơn, cậu bé có tính cách hiền lành, giàu tình yêu thương.

– HS chia sẻ các chi tiết tuỳ theo lựa chọn cá nhân.

II. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI

(Nguyễn Quang Thiều)

Hoạt động 1. Khởi động

1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.

2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

GV nêu nhiệm vụ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ mà em nhớ mãi. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

– Lưu ý, nếu không nhớ trải nghiệm tuổi thơ thì có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua.

Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật.

Kết luận, nhận định:

– GV cũng có thể (không nhất thiết) chia sẻ cùng HS về trải nghiệm tuổi thơ của chính mình, kết nối với bài học: Qua việc đọc VB “Bầy chim chìa vôi” ở nhà, em có biết Mên và Mon có trải nghiệm tuổi thơ đáng nhớ nào không? Em có thích trải nghiệm đó không? Vì sao?

– GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân).

...............

Giáo án Toán 7 sách Kết nối tri thức

CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ

BÀI 1: TẬP HỢP CÁC SỐ HỮU TỈ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.
  • Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ .
  • Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.
  • Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  • Biểu diễn được một số hữu tỉ trên trục số.
  • So sánh được hai số hữu tỉ.
  • Viết được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- HS thấy nhu cầu của việc sử dụng số hữu tỉ.

- Tình huống mở đầu thực tế, gần gũi gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu

GV dẫn dắt, phân tích, giới thiệu chỉ số WHtR:

Chỉ số WHtR (Waist to Height Ratio) của một người trưởng thành, được tính bằng tỉ số giữa số đo vòng bụng và số đo chiều cao (cùng một đơn vị đo). Chỉ số này được coi là một công cụ đo lường sức khỏe hữu ích vì có thể dự báo được các nguy cơ thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch,.. Bảng dưới đây cho biết nguy cơ thừa cân, béo phì của một người đàn ông trưởng thành dựa vào chỉ số WHtR.

Gầy

Chỉ số WHtR nhỏ hơn hoặc bằng 0,42

Tốt

Chỉ số WHtR lớn hơn 0,42 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,52

Hơi béo

Chỉ số WHtR lớn hơn 0,52 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,57

Thừa cân

Chỉ số WHtR lớn hơn 0,57 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,63

Béo phì

Chỉ số WHtR lớn hơn 0,63

+ GV đặt vấn đề:

Ông An cao 180 cm, vòng bụng 108 cm.

Ông Chung cao 160 cm, vòng bụng 70 cm.

Theo em nếu tính theo chỉ số WHtR, sức khỏe của ông An hay ông Chung tốt hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi tên, cũng như hiểu rõ hơn về tập hợp các số hữu tỉ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.

Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số hữu tỉ

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về số hữu tỉ thông qua việc viết các số đã cho dưới dạng một phân số.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

..............

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức

Bài 2. NGUYÊN TỬ

Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron các lớp electron ở vỏ nguyên tử).

- Nêu được khối lượng nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hòa về điện của nguyên tử.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron và neutron).

+ Hoạt động nhóm hiệu quả đúng theo yêu cầu của giáo viên trong khi thảo luận về nguyên tử, đảm bảo các thành viên đều được tham gia, trình bày và báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên khác trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron các lớp electron ở vỏ nguyên tử). Nêu được khối lượng nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát về hình ảnh nguyên tử, mô hình nguyên tử để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử trong bài.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hòa về điện, sử dụng mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr để xác định các loại hạt tạo thành của một số nguyên tử trong bài học. Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng hạt cơ bản trong nguyên tử.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Mô hình nguyên tử.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

- Giấy màu và các viên bi nhựa.

2. Học sinh

- Đọc bài trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

a) Mục tiêu:Tạo được húng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được chất được tạo nên từ đâu.

b) Nội dung:HS kể tên một số vật thể xung quanh ta. Chọn 1 vật thể và nêu chất tạo nên vật thể đó. Chất được tạo nên từ những hạt nào.

c) Sản phẩm: HS bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nv học tập

Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời một số câu hỏi:

1. Kể tên 1 số vật thể xung quanh ta. Chọn 1 số vật thể gần gũi hỏi chất tạo nên nó vd cái bàn đc làm từ gì, xe đạp..)

2. Từ những vật thể đơn giản như bút chì, quyển vở, chai nước đến những công trình nổi tiếng như cầu Long Biên ….đều được cấu tạo nên từ chất. Mỗi chất đều được cấu tạo nên từ những hạt vô cùng bé. Những hạt đó là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lấy ví dụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ hs khi cần.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án, mỗi hs trả lời 1 câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài.

- GV nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Quan niệm ban đầu về nguyên tử

a) Mục tiêu:HS có khái niệm ban đầu về nguyên tử.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm đôi, cắt giấy thành các mẫu nhỏ.

c) Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2 hs) yêu cầu học sinh:

+ Cắt giấy thành những mẩu rất nhỏ. Nhóm nào cắt được mẩu nhỏ nhất => giành chiến thắng.

- Trả lời câu hỏi:

+ Mẩu giấy có cắt được nhỏ mãi không?

+ Theo Đê – mô crit và Đan – tơ, nguyên tử được quan niệm như thế nào?

I. Quan niệm ban đầu về nguyên tử

- Theo Democritus: “Nguyên tử là những hạt rất nhỏ bé, không thể phân chia đươc nữa”.

- Theo Dalton: “Các đơn vị chất tối thiểu (nguyên tử) kết hợp với nhau vừa đủ theo các lượng xác định trong phản ứng hóa học”.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Thực hành cắt giấy theo nhóm.

- Thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi.

- Sau khi thảo luận xong, rút ra kết luận.

* Báo cáo, thảo luận

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình.

- Các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đưa ra.

Hoạt động 2.2. Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo

a) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo nguyên tử theo mô hình Rutherford – Bohr.

b) Nội dung:Tổ chức HS làm mô hình nguyên tử carbon theo Bohr và trả lời các câu hỏi SGK.

c) Sản phẩm

- Mô hình nguyên tử carbon.

d) Tổ chức thực hiện

...............

Giáo án Công nghệ lớp 7 năm 2022 sách KNTT

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

Môn học: Công nghệ - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò và triển vọng của trồng trọt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong phần một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

2.2. Năng lực công nghệ:

- Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên các nhóm cây trồng phổ biến.

- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Nêu được vai trò và triển vọng của trồng trọt

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được một số ngành nghề trong trồng trọt.

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về trồng trọt.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về vai trò và triển vọng của trồng trọt.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Hình ảnh liên quan đến bài học.

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu:

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được vai trò của trồng trọt, các nhóm cây trồng phổ biến, phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao.

b) Nội dung:

- Học sinh quan sát hình ảnh nêu hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.

c) Sản phẩm:

- Học sinh sẽ biết được nội dung của bài 1 giới thiệu về trồng trọt.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu hình ảnh về vai trò của trồng trọt, các phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao.

Hs quan sát hình ảnh và nêu hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời

*Báo cáo kết quả

- GV gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Đây chính là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 1: Giới thiệu về trồng trọt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Hoạt động: Tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt:

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận thức được vai trò, triển vọng của trồng trọt đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và nền kinh tế.

b) Nội dung:

- Học sinh quan sát hình ảnh 1.1 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu hình ảnh 1.1 quan sát và nêu vai trò của trồng trọt tương ứng các ảnh trong hình?

- Từ hiểu biết của em, kể thêm vai trò của trồng trọt?

- GV Hs thảo luận (cặp đôi) trong 2 phút theo phiếu học tập chuẩn bị trước (hộp khám phá).

- Việt Nam có những lợi thế nào về khí hậu, địa hình, nông dân, chính sách của nhà nước để phát triển nông nghiệp?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên cặp đôi học sinh trình bày đáp án, mỗi cặp đôi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

GV nhận xét và chốt nội dung vai trò và triển vọng của trồng trọt.

I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

1. Vai trò

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.

2. Triển vọng

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nông dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm, nhà nước quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhóm cây trồng phổ biến

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và mục đích củac on người khi gieo trồng chúng

b) Nội dung:

- Học sinh quan sát hình ảnh 1.2 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi được vào vở tên các nhóm cây trồng, hoàn thành được mẫu bảng trang 8 - SGK

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi chiếc nón kì diệu thông qua 4 câu hỏi

Câu 1: Các loại cây trồng lúa, ngô, khoai, sắn, thuộc nhóm cây trồng nào?

Câu 2: Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 2,9 tỉ USD (nguồn báo chính phủ). Cây hạt điều thuộc nhóm cây trồng nào?

Câu 3: Đây là loài hoa được dung phổ biến trong dịp tết của khu vực miền bắc?

Câu 4: Đây là loại cây trồng thuộc họ hồ tiêu, vừa được dùng trong nấu ăn lại còn dùng làm thuốc, nhìn bên ngoài gần giống lá trầu không?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe thông tin và trả lời

- Hoàn thành bảng mẫu trang 8 - SGK

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung các nhóm cây trồng phổ biến.

II. Các nhóm cây trồng phổ biến.

- Cây lương thực

- Cây công nghiệp

- Cây ăn quả

- Cây rau

- Cây thuốc

- Cây gia vị

- Cây hoa

- Cây cảnh

- Cây lấy gỗ

Hoạt động 2.3: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta.

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến gồm: trồng trọt ngoài tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt hỗn hợp.

b) Nội dung:

- Học sinh đọc, nghiên cứu và quan sát hình ảnh 1.3; 1.4; 1.5 SGK kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để trả lời các câu hỏi liên quan.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi được vào vở khái niệm, ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn hs đọc và nghiên cứu mục III trong SGK, kết hợp quan sát hình 1.3; 1.4; 1.5 yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe thông tin và trả lời

- Hoàn thành bảng phụ

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

1. Trồng trọt ngoài tự nhiên

2. Trồng trọt trong nhà có mái che.

3. Phương thức trồng trọt kết hợp.

Nội dung

Trồng trọt ngoài tự nhiên

Trồng trọt trong nhà có mái che

Phương thức trồng trọt kết hợp

Khái niệm

Là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng.

Là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những cây trồng khó sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên

Là phương thức kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che.

Ưu điểm

Đơn giản, dễ thực hiện. Có thể tiến hành trên diện tích rộng

Cây trồng ít bị sâu, bệnh, có thể tạo năng suất cao. Chủ động chăm sóc, sản xuất rau quả trái vụ, an toàn.

Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm.

Nhược điểm

Cây trồng dễ bị sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên

Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất.

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận biết được các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

b) Nội dung:

- Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi được vào vở đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến các đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe thông tin và trả lời

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao.

- GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn

- Đất trồng được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.

- Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại

- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín.

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt từ đó nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.

b) Nội dung:

- Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trotjvaf sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến một số ngành nghề trong trồng trọt: Kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.

Gv tổ chức cho hs quan sát hình 1.6 và hoàn thành nhiệm vụ trong mục khám phá.

Gv tổ chức cho hs liên hệ các ngành nghề trong trồng trọt

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe thông tin và trả lời

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao.

- GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt.

V. Một số ngành nghề trong trồng trọt.

1. Kĩ sư trồng trọt

- Là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhằm tang năng suất, chất lượng nông sản.

- Phẩm chất: yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng.

2. Kĩ sư bảo vệ thực vật

- Là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao.

- Phẩm chất: yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loại sâu, bệnh.

3. Kĩ sư chọn giống cây trồng

- Là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu

- Phẩm chất: yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức đã học.

b) Nội dung:

- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

c) Sản phẩm:

- HS hoàn thành được sơ đồ tư duy vào vở

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên 1 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu cây trồng trong đời sống.

b) Nội dung:

- HS biết được các loại cây trồng trong khuôn viên trường học.

c) Sản phẩm:

- Bảng phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu mỗi bàn HS làm một bảng phân loại các giống cây trồng trong khuôn viên trường học.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các bàn HS thực hiện làm ra sản phẩm.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Sản phẩm của các nhóm

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

Họ và tên: ………………………………………………………………

Lớp: ……………………………. Nhóm: ………………………………

Đề bài:

1 Quan sát hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

2. Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt?

…………………………………………………………………………………….....

………….……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

Họ và tên: ………………………………………………………………

Lớp: …………………………….

Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết:

Loại cây trồng

Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

Họ và tên: ………………………………………………………………

Lớp: ……………………………. Nhóm: ………………………………

Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết:

Nội dung

Trồng trọt ngoài tự nhiên

Trồng trọt trong nhà có mái che

Phương thức trồng trọt kết hợp

Khái niệm

Ưu điểm

Nhược điểm

.................

Giáo án môn Tin học 7 sách Kết nối tri thức

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: Bài 1. Thiết bị vào - ra

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ:

- Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau

- Biết được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

- Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.

- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

Khởi động (5p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa.

Hình thành kiến thức mới

1. Thiết bị vào - ra

HĐ 1.1. Phân biệt thiết bị vào, thiết bị ra. (15p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thiết bị vào, thiết bị ra.

b) Nội dung: Phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.

  • Chia nhóm HS.
  • Phát phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
  • HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
  • Báo cáo, thảo luận
  • HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Ghi nhớ:

- Thiết bị vào được dùng để nhập thông tin vào máy tính.

- Thiết bị ra xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được.

HĐ 1.2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra (20p).

a) Mục tiêu: HS nhận ra được thiết bị vào – ra có nhiều loại nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

b) Nội dung: Phiếu học tập số 2

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Ghi nhớ:

- Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.

HĐ 1.3. Câu hỏi củng cố (5p)

a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về các thiết bị vào – ra.

b) Nội dung:

c) Sản phẩm: 1 – B 2 – D

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi

- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

1. An toàn thiết bị

HĐ 2.1. Kết nối thiết bị vào – ra (10p)

a) Mục tiêu: HS biết thao tác lắp ráp đúng cổng kết nối và đúng trình tự để không gây sự cố cho thiết bị.

b) Nội dung: Phiếu học tập số 3

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.

Câu 1. a – 7; b – 6; c – 7; d – 3; e – 4; f – 8.

Câu 2. Việc cung cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối khác để tránh bị điện giật hoặc xung điện làm hỏng thiết bị.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

......

Giáo án GDCD 7 Kết nối tri thức với

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Môn học: GDCD lớp 7

Thời gian thực hiện: (3 tiết)

I. Mục tiêu

Về kiến thức:

Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Về năng lực:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi

Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử(https://youtu.be/bKByToJzMaI), phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: Học sinh ghép từ/ cụm từ có nghĩa từ bảng chữ cái có sẵn.

c) Sản phẩm: Những từ/ cụm từ có nghĩa, xuất hiện nhiều từ nói về truyền thống quê hương (Truyền thống, quê hương em, kiên cường, hiếu học, dũng cảm, …)

d) Tổ chức thực hiện:

* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 5 phút HS ghép các từ đứng liền nhau trong bảng chữ cái thành các từ/ cụm từ có nghĩa, ai tìm được nhiều từ có nghĩa nhất là người thắng cuộc.

* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.

* Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả.

* GV nhận xét, chuyển ý: Một số từ/ cụm từ vừa tìm là những truyền thống quê hương, …nội dung bài học của chúng ta.

Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là truyền thống quê hương (10’).

a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.

b) Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

1. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong hình ảnh?

2, Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó?

Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương?

c) Sản phẩm:

Câu 2: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống,…

Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của môi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

d) Tổ chức thực hiện:

* Yêu cầu học sinh quan sát ảnh, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

* HS quan sát ảnh trong sgk trang 5, trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời 3 câu hỏi trong thời gian 5 phút.

GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.

* Gọi một số Hs đại diện trình bày kết quả

HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét.

* GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, …

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống quê hương; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn truyền thống quê hương.

b) Nội dung:

* Học sinh xem clip “Giữ gìn truyền thống quê em” và trả lời câu hỏi

Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?

* Học sinh đọc và phân tích 3 trường hợp trong sgk trang 7, câu hỏi:

- Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?

- Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?

- Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

c) Sản phẩm:

* Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc.

* Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:

- Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển cuae quê hương.

- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

d) Tổ chức thực hiện:

* Học sinh xem clip, thảo luận nhóm lớn theo câu hỏi :

1, Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?

2, Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?

3, Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?

4, Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

* Mỗi nhóm 6 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.

GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh nếu cần.

* Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.

* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

- Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc.

- Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:

Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương; kể được những việc cần làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi, làm bài tập trong sgk.

Bài 1: Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo bảng sau.

Bài 2,3 sgk trang 8.

c) Sản phẩm:

Tên truyền thống

Những việc làm

Hiếu học

Cố gắng học tập để đạt kết quả cao

Trồng dâu nuôi tằm

Tìm hiểu về truyền thống

Giáo án GDTC 7 sách Kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/

CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60 M)

A. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

TT

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

- Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

- Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

2

2

Phối hợp trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

- Phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

- Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong phối hợp chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

3

3

Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m)

- Phối hợp chạy giữa quãng và chạy về đích.

- Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m).

- Một số điểm lưu ý về kĩ thuật trong phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn.

- Trò chơi phát triển nhanh.

4

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TT

Tên bài

Kế hoạch dạy học

Tiết 1-2

Tiết 3-5

Tiết 6-9

1

Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

+

2

Phối hợp trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng.

+

3

Phối hợp các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m).

+

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về chạy cự li ngắn.

- Rèn luyện thể lực chung và một số tố chất thể lực đặc trưng của chạy cự li ngắn.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, nhu cầu và thói quen rèn luyện thể thao.

- Rèn luyện tính kỉ luật và khả năng nỗ lực ý chí.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1. Kiến thức

- Biết mục đích, tác dụng của các bài tập chạy cự li ngắn.

- Biết cách phối hợp luyện tập giữa các giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn (60m).

- Biết cấu trúc và các hoạt động của các bài tập chạy cự li ngắn.

- Nhận biết được một số sai sót và cách khắc phục khi thực hiện các bài tập chạy cự li ngắn.

- Biết cách thực hiện và phố hợp nhóm, tổ để thực hiện các bài tập chạy cự li ngắn.

- Biết vận dụng các bài tập và TCVĐ để tự RLTT, vui chơi.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được các giai đoạn chạy cự li ngắn theo động tác mẫu và yêu cầu của GV.

- Phố hợp được các giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn.

- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.

- Vận dụng được các bài tập đã học để tự luyện tập.

3. Thể lực

Có sự phát triển về:

- Năng lực liên kết vận động, năng lực nhịp điệu và năng lực phản ứng đối với tín hiệu biết trước.

- Thể lực chung, sức mạnh tốc độ và sức nhanh tần số động tác.

4. Thái độ

- Tích cực, tự giác và nỗ lực ý chí trong luyện tập.

- Có tinh thần hợp tác trong luyện tập.

- Hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

BÀI 1: PHỐI HỢP TRONG GIAI ĐOẠN XUẤT PHÁT CAO VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Luyện tập phối hợp giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong cự li ngắn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

- Năng lực giáo dục thể chất:

  • Kiến thức: Nhận biết được nội dung, yêu cầu phối hợp các giai đoạn xuất phát, chạy lao sau xuất phát; biết cách luyện tập.
  • Kĩ năng: Thực hiện và phối hợp được giai đoạn xuất phát, chạy lao sau xuất phát.
  • Thể lực: Có sự phát triển về năng lực liên kết vận động, năng lực phản ánh với tín hiệu biết trước và sức mạnh tốc độ.

3. Phẩm chất

- Nỗ lực hoàn thành nội dung học tập và rèn luyện thể lực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án.

- Tranh ảnh, dụng cụ tập luyện theo yêu cầu bài học.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV cho HS khởi động, nêu vấn đề; HS khởi động và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS khởi động và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS khởi động:

+ Khởi động chung: chạy tại chỗ, xoay các khớp.

+ Khởi động chuyên môn: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đáp sau cự li ngắn 7 - 10 m; chạy tăng tốc độ cự li 10 -15 m.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động: Chuyển bóng tiếp sức

+ GV chuẩn bị: các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗ đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát.

+ GV hướng dẫn HS cách chơi:

  • Khi có hiệu lệnh, bạn số 1 của mỗi đội chạy nhanh đến vị đặt bóng và chuyển hai quả bóng về vị trí xuất phát cho bạn số 2, sau đó đứng vào cuối hàng.
  • Bạn số 2 nhanh chóng chuyển bóng trở lại vị trí đặt bóng và quay về vỗ vào tay bạn số 3.
  • Bạn số 3 và các bạn tiếp theo lần lượt lặp lại trò chơi.
  • Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Xuất phát chạy cự li ngắn phải thuân thủ những quy định như thế nào?

+ Độ dài các bước chạy trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát có khác nhau hay không? Vì sao ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động, chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm tập luyện trước lớp, cả lớp tập luyện.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Xuất phát chạy cự li ngắn phải đứng sau vạch xuất phát, các bộ phận của cơ thể không được chạm vạch xuất phát, không được xuất phát trước hiệu lệnh xuất phát của trọng tài; xuất phát đúng đường chạy.

+ Độ dài các bước chạy trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát có khác nhau vì người tập đang cố gắng tăng dần độ dài và tần số bước chạy để đạt tốc độ cao nhất.

- GV mời HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học đầu tiên của môn Giáo dục thể chất 7, chúng ta sẽ cùng nhau đi luyện tập phối hợp giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát trong cự li ngắn. Chúng ta cùng vào Bài 1: Phối hợp trong giai đoạn xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.

................

Tải File tài liệu để xem trọn bộ giáo án lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm