Giáo án Âm nhạc 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 7

Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.

KHBD Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo:

Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: MÙA KHAI TRƯỜNG

Môn học: Âm nhạc; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt

Kí hiệu

1. Phẩm chất:

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

PC1

- Yêu quý bạn bè, thầy cô.

PC2

2. Năng lực chung:

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

NLC1

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

NLC2

3. Năng lực âm nhạc:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Vui đến trường

- Biết hát song ca, tốp ca với 2 bè đơn giản

- Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát Vui đến trường.

NLAN 1

NLAN2

NLAN3

- Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật

- Biết kết hợp các nhạc cụ gõ đệm cho bài Vui đến trường

NLAN4

NLAN5

- Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.

- Đọc đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 1

NLAN6

NLAN7

- Nêu được cách sử dụng dấu nhắc lại, khung thay đổi,dấu quay lại

- Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

NLAN8

NLAN9

- Nêu được đôi nét về một số thể loại ca khúc

NLAN10

- Nêu được cảm nhận và bộc lộ cảm xúc với bài hát Ru con

NLAN11

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Nội dung

Thiết bị dạy học

Học liệu truyền thống điện tử

Hát

Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác

- Hình ảnh

- SGK Âm nhạc 6 – Chân trời sáng tạo

- File PPT, Video liên quan

- File âm thanh các bài hát

Nhạc cụ

Thanh phách, sáo

Đọc nhạc

Đàn phím điện tử

Lý thuyết âm nhạc

Đàn phím điện tử,

TTAN

Màn hình

Nghe nhạc

Thanh phách, máy phát nhạc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tuần 1

Tiết 1 (45 phút)

Hát: VUI ĐẾN TRƯỜNG

1. TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục tiêu: PC1, PC2, NLC1, NLAN1, NLAN2, NLAN3

PPDH: Dạy học hợp tác, Orff, Dalcroze

KTDH: khăn trãi bàn

PPĐG: Quan sát, đánh giá qua sản phẩm, Hỏi đáp

CCĐG: Bảng kiểm, sản phẩm học tập, câu hỏi

Phương án kết nối CNTT: Power point, video, youtube…

2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Khởi động

(5 phút)

a. Mục tiêu: HS vận động tự do tại chỗ để tạo không khí vui nhộn trước khi vào học.

b. Nội dung: Nghe nhạc – vận động

c. Sản phẩm dự kiến: HS vận động theo “Vũ điệu rữa tay

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho hs xem đoạn clip Vũ điệu rữa tay và yêu cầu tập theo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem đoạn clip điệu rữa tay thực hiện sáng tạo động tác tự do theo yêu cầu của giáo viên.

- HS thể hiện các động tác theo clip hoặc động tác mới tạo ra.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, khích lệ tinh thần tạo động lực học tập cho HS.

Hình thành kiến thức mới

(15 phút)

a. Mục tiêu: Hát đúng cao độ, trường độ và lời của bài hát

b. Nội dung: Tập hát bài Vui đến trường

c. Sản phẩm dự kiến: Hát đúng cao độ, trường độ, lời của bài hát; Nêu được tác giả.

d. Tổ chức hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu cấu trúc, tiết tấu bài hát và tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tập theo hát từng câu theo hướng dẫn của GV

- HS thực hiện tìm hiểu. Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo sản phẩm: hát từng câu theo hướng dẫn của GV

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét bạn; GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

Luyện tập

(18 phút)

a. Mục tiêu: Hát đơn ca và hát kết hợp gõ đệm.

b. Nội dung: Luyện tập hát đơn ca, tốp ca kết hợp gõ đệm

c. Sản phẩm dự kiến: Hát với các hình thức đơn ca song ca, tốp ca kết hợp gõ đệm

d. Tổ chức Thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS hát luyện tập theo nhóm( nhóm hát nhóm gõ đệm, nhóm vận động Body Percussion.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tổ chức luyện tập có sự hướng dẫn của giáo viên theo các yêu cầu:

- HS luyện tập theo nhóm(nhóm chia ra 3 tốp; tốp hát tốp gõ đệm, tốp vận động Body Percussion.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm theo từng nhóm

- HS nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét đánh giá.

Vận dụng

(7 phút)

a. Mục tiêu dạy học: tạo được mẫu tiết tấu mới cho bài hát.

b. Nội dung: Gõ đệm được đoạn tiết tấu mới

c. Sản phẩm dự kiến:

HS luyện gõ mẫu tiết tấu theo nhóm

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm dựa vào âm hình tiết tấu bài học từ đó tự tạo ra một đoạn tiết tấu mới

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện theo nhóm tạo mẫu tiết tấu mới kết hợp luyện tập gõ đệm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS làm việc, sáng tạo mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể sau đó biểu diễn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

– Yêu cầu HS nx; GV nx kết luận

Đánh giá:

- Mức độ 1: HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài hát Vui đến trường

- Mức độ 2: MĐ 1 + gõ đệm hoặc vận động Body Percussion.

Tuần 2

Tiết 2 (45 phút)

NỘI DUNG: NHẠC CỤ: - Thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 1

- Sáo Recorder: Luyện tập nốt mi

1. TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục tiêu: PC1, NLC1, NLC2, NLAN3, NLAN4

PPDH: Dạy học hợp tác, Kodály, Off.

KTDH: Khăn trãi bàn, Body Percussion.

PPĐG: Đánh giá qua sản phẩm, phương pháp quan sát.

CCĐG: Sản phẩm, thang đo.

Phương án kết nối CNTT: Powerpoint, encore …

2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Khởi động

(5 phút)

a. Mục tiêu: Cho HS chơi trò chơi nghe đoạn tiết tấu. HS nghe và gõ được các mẫu tiết tấu

b. Tiến trình tổ chức:

Nội dung: Trò chơi “Nghe và tái hiện tiết tấu”

c. Sản phẩm: HS gõ được mẫu tiết tấu đã nghe.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS lắng nghe các mầu tiết tấu

- HS thực hiện theo hướng dẫn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS lắng nghe và luyện tập theo nhóm

- HS lắng nghe, quan sát và luyện tập, tái hiện lại.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày mẫu tiết tấu đã luyện tập.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét đánh giá.

Hình thành kiến thức mới

( phút)

a. Mục tiêu: HS nhận biết nhịp đọc và gõ được các mẫu tiết tấu sử dụng 2 mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ để đệm cho bài Vui đến trường

b. Nội dung

HS quan sát nhận xét, đọc và gõ tiết tấu thuần thục kết hợp nhạc cụ gõ cho bài Vui đến trường

c. Sản phẩm: HS nhận biết và nêu được nhịp 4/4; đọc và gõ các mẫu tiết tấu sử dụng 2 mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đệm bài Vui đến trường

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm tập gõ 2 mẫu tiết tấu trên và tập nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Vui đến trường.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện theo nhóm quan sát mẫu tiết tấu và tập luyện 2 mẫu tiết tấu trên kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Vui đến trường

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS thực hiện gõ mẫu tiết tấu đã tập.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét bạn. GV quan sát, hỗ trợ và nhận xét đánh giá.

Luyện tập

(15 phút)

a. Mục tiêu: HS sử dụng nhạc cụ gõ và vận động cơ thể gõ đệm cho bài hát Vui đến trường.

b. Nội dung: HS sử dụng nhạc cụ gõ đệm kết hợp vận động cơ thể Body Percussion vào bài hát Vui đến trường

c. Sản phẩm: Phần trình bày gõ tiết tấu, vận động cơ thể Body Percussion đệm cho bài hát Vui đến trường

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS

- HS thực hiện sử dụng nhạc cụ gõ kết hợp bộ gõ cơ thể Body Percussion đệm cho bài hát Vui đến trường

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS luyện tập gõ đệm theo hướng dẫn.

HS thực hiện luyện tập theo nhóm (Nhóm hát, nhóm gõ tiết tấu nhóm dùng gõ cơ thể Body Percussion)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm (gõ đệm theo nhạc có lời bài hát Vui đến trường).

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Yêu cầu HS nhận xét bạn. GV quan sát quá trình và nhận xét đánh giá.

Vận dụng

(7 phút)

a. Mục tiêu: HS vận dụng bài tập trên lớp sáng tạo tiết tấu mới kết hợp gõ đệm cơ thể Body Percussion để gõ đệm cho bài hát Vui đến trường.

b. Nội dung: HS tự thực hiện hoạt động ở nhà tạo mẫu tiết tấu mới gõ đệm cơ thể Body Percussion theo giai điệu bài hát Vui đến trường

c. Sản phẩm: Trình diễn sản phẩm trong buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khoá hoặc trong giờ học nhạc tiếp theo.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS thực hiện tự sáng tạo mẫu mới gõ đệm cơ thể Body Percussion mới để vận dụng vào bài hát Vui đến trường

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tự luyện tập ở nhà

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm ở tiết sau

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét đánh giá

Đánh giá:

- Mức độ 1: Đọc được mẫu tiết tấu.

- Mức độ 2: Chơi được nhạc cụ gõ hoặc bộ gõ cơ thể theo mẫu tiết tấu.

- Mức độ 3: Gõ đệm theo bài hát Vui đến trường cùng với các bạn.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt

Đánh số thứ tự

1. Phẩm chất:

- Biết yêu thương, quan tâm và trân trọng gia đình

PC1

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

PC2

2. Năng lực chung:

- Biết chủ động học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

NLC1

- Biết giao lưu, hợp tác với các bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ…

NLC2

- Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt trong chủ đề, sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc…trên cơ sở kiến thức và kỹ năng đã có.

NLC3

3. Năng lực âm nhạc:

- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi trong sáng, dịu dàng của bài Niềm vui gia đình.

NLÂN1

- Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ đệm cho bài Niềm vui gia đình thực hiện được nốt Rê, Si, Đô trên sao Recorder và kỹ thuật chuyển đổi ngón tay trên kèn phím.

NLÂN2

- Nêu được tác dụng của dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp và vận dụng vào thực hành âm nhạc.

NLÂN3

- Nhận biết và nêu được những đặc điểm chính của các thể loại ca khúc, hành khúc, trữ tình, hát ru và nghi lễ.

NLÂN4

- Cảm nhận được tính chất âm nhạc của bàu Hát ru ( Lullaby )

NLÂN5

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Nội dung

Thiết bị dạy học

Học liệu

Hát

Đàn phím điện tử, máy catset hoặc kèn phím, laptop và máy chiếu hoặc tivi (nếu có),…

- SGK Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo

http://hanhtrangso.nxbgd.vn

- www.youtube.com

- file âm thanh bài hát Niềm vui gia đình.

- file âm thanh về bài hát Ru con ( Lullaby )

Nhạc cụ

Triangle, trống cầm tay, thanh phách, laptop và máy chiếu hoặc tivi (nếu có),…

Đọc nhạc

Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, máy catset, laptop và máy chiếu hoặc tivi (nếu có),…

Lí thuyết âm nhạc

Laptop và máy chiếu hoặc tivi (nếu có),…

Thường thức âm nhạc

Máy catset , laptop và máy chiếu hoặc tivi (nếu có),…

Nghe nhạc

Máy catset, loa hoặc laptop và tivi (nếu có),…

...........

Mời các bạn tải file về để xem thêm Giáo án môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm