Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Âm nhạc 7

Phân phối chương trình Âm nhạc 7 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Phân phối chương trình Âm nhạc lớp 7 Kết nối tri thức là mẫu phân phối các kế hoạch học tập, các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, đề thi và bài tập cho các lớp học hoặc các khối lớp học. Mục đích của phân phối chương trình môn Âm nhạc 7 nhằm đảm bảo các học sinh được học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7.

Phân phối chương trình Âm nhạc 7 sách Kết nối tri thức

Thời lượng: 35 tiết/năm

HKI 1: 18 tiết, HKII 17 tiết

Tuần

Tên chủ đề

Tiết/ Nội dung

Yêu cầu cần đạt

1

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

(4 tiết)

- Hát: Bài hát Khai trường

Hát đúng giai điệu bài, lời ca bài hát Khai trường. Biết thể hiện bài hát bằng hình thức: Hát nối tiếp, hòa giọng; hát kết hợp vận động phụ họa.

2

- Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

- Nhận biết và thể hiện được nhịp lấy đà. Vận dụng vào Bài đọc nhạc số 1.

- Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.

3

- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và
bài hát Tuổi đời mênh mông

- Ôn bài hát Khai trường

- Ôn Bài đọc nhạc số 1

- Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung bài hát Tuổi đời mênh mông.

- Ôn bài hát Khai trường theo hình thức đã học.

- Ôn Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 4/4.

4

- Vận dụng – Sáng tạo

- Vận dụng và sáng tạo kiến thức đã học

5

CHỦ ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG XANH

(4 tiết)

- Hát bài hát: Vì cuộc sống tươi đẹp

- Nghe nhạc: Tác phẩm Alouette (Tiếng chim sơn ca)

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức: Hát nối tiếp, hòa giọng.

- Nghe và biểu lộ cảm xúc; cảm nhận giai điệu, sắc thái tác phẩm Alouette (Tiếng chim sơn ca)

6

- Nhạc cụ giai điệu kèn phím

- Ôn lại kiến thức về nhạc cụ giai điệu đã học ở lớp 6.

- Thể hiện kèn phím đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật bài Bài hát Ireland.

7

- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ hòang Việt và bài hát Nhạc rừng

- Ôn bài hát: Vì cuộc sống tươi đẹp

- Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ hòang Việt. Cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát Nhạc rừng.

- Ôn luyện bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

8

- Vận dụng – Sáng tạo

- Vận dụng và sáng tạo kiến thức đã học

9

Kiểm tra giữa kì 1

10

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG (3tiết)

- Hát bài hát: Nhớ ơn thầy cô

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Nhớ ơn thầy cô. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức: Lĩnh xướng, hòa giọng; hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu.

11

- Lí thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi.

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

- Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc: dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi.

- Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách; đọc nhạc theo cách nhắc lại và nối tiếp trong SGK trang 25 mục b.

12

- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số thể loại ca khúc

- Vận dụng – Sáng tạo

- Nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại ca khúc. Vận dụng vào các hoạt động âm nhạc.

- Đọc lại Bài đọc nhạc số 2, ghép lời ca và kết hợp đánh nhịp 2/4.

- Biểu diễn một số bài hát về thầy cô và mái trường đã sưu tầm và luyện tập.

- Chép hòan chỉnh lại Bài đọc nhạc số 2.

Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

13

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG (3 tiết)

- Hát bài hát: Lí kéo chài

- Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lí kéo chài. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức: Hát xướng - xô; hát kết hợp vận động phụ họa theo nhịp điệu.

- Nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền của Việt Nam. Vận dụng vào các hoạt động âm nhạc.

14

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3 – Inh lả ơi.

- Nhạc cụ giai điệu kèn phím

- Đọc đúng cao độ, trường độ; Biết kết hợp gõ đệm theo phách và ghép được lời ca Bài đọc nhạc số 3 – Inh lả ơi.

- Thực hành thế bấm và ứng dụng luyện tập Bài đọc nhạc số 3 – Inh lả ơi.

15

Vận dụng – Sáng tạo

- Đọc Bài đọc nhạc số 1, 2, 3 kết hợp nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu trong SGK.

- Biểu diễn bài hát Lí kéo chài, Nhớ ơn thầy cô, Vì cuộc sống tươi đẹp, Khai trường bằng các hình thức đã học hoặc theo ý tưởng mới của cá nhân/nhóm.

- Giới thiệu hoặc hát một bài dân ca đã sưu tầm.

- Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

16

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

17

Vận dụng- Sáng tạo

- Biểu diễn bài hát Lí kéo chài, Nhớ ơn thầy cô, Vì cuộc sống tươi đẹp, Khai trường với các hình thức khác nhau hoặc theo ý tưởng mới của cá nhân/nhóm.

- Đọc Bài đọc nhạc số 1, 2, 3 kết hợp nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu trong SGK hoặc sáng tạo âm hình tiết tấu mới.

18

Vận dụng – Sáng tạo

- Thể hiện một vài câu nhạc trong bài hát Lí kéo chài, Nhớ ơn thầy cô, Vì cuộc sống tươi đẹp, Khai trường bằng kèn phím.

19

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN (4 tiết)

- Hát bài hát: Mùa xuân ơi

- Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài Mùa xuân ơi. Biết thể hiện bài hát bằng hình thức: Hát nối tiếp, hòa giọng.

- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. Kết hợp vận động 1 vài động tác nhảy múa mang âm hưởng Tây Nguyên.

20

- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên.

- Ôn bài hát: Mùa xuân ơi.

- Nhận biết và nêu được một số đặc điểm về nhạc cụ cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên.

- Ôn bài hát bằng các hình thức đã học, tập hát 2 bè đơn giản. Luyện tập bài hát Mùa xuân ơi và nhảy múa theo bài hát Sông Đakrông mùa xuân về trên nền nhạc phối khí theo hình thức liên khúc.

21

- Lí thuyết âm nhạc: Các kí hiệu tăng trường độ.

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân trong rừng

- Nhận biết và thể hiện đươc một số kí hiệu âm nhạc: Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp và ứng dụng vào các bài hát, bài đọc nhạc đã học.

- Đọc đúng cao độ, trường độ; Biết kết hợp gõ đệm theo phách và ghép được lời ca Bài đọc nhạc số 4 – Mùa xuân trong rừng.

22

- Vận dụng – Sáng tạo

- Vận dụng các hoạt động trong nội dung Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc đã học để tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ:

Liên khúc Nhịp điệu mùa xuân – Chào đón năm mới

- Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

23

CHỦ ĐỀ 6: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI

(3tiết)

- Hát bài hát: Santa Lucia

- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn cello và contrabass

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Santa Lucia. Biết thể hiện bài hát
bằng hình thức: Nối tiếp, lĩnh xướng.

- Nhận biết và nêu được một số đặc điểm về đàn cello, contrabass

24

- Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ.

- Nhạc cụ giai điệu kèn phím

- Nhận biết và thể hiện đươc một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ để vận dụng vào bài hát Santa Lucia tiết 25.

- Luyện tập kĩ thuật luyến âm và bài luyện tập Cầu trượt.

25

Vận dụng – Sáng tạo

- Vận dụng các kí hiệu, thuật ngữ đã học để tham gia trò chơi: Đố bạn.

- Biểu diễn bài hát Santa Lucia, Mùa xuân ơi theo hình thức tự chọn.

- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận động nhịp điệu theo tiết tấu tự sáng tạo bài đọc nhạc số 4.

- Chơi nhạc cụ và đọc tên các nốt nhạc theo nhóm với nét nhạc đã cho. Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

26

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

27

CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP (3tiết)

- Hát bài hát: Đời cho em những nốt nhạc vui

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.

- Biết thể hiện bài hát bằng hình thức: Nối tiếp, hòa giọng; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu.

28

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5

- Ôn bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui

- Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ đệm và đánh nhịp 2/4.

- Ôn luyện bài hát ở hình thức biểu diễn cá nhân, nhóm.

29

- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Tchaikovsky và
khúc nhạc Chèo thuyền.

- Vận dụng – Sáng tạo

- Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Tchaikovsky. Cảm nhận được tính chất âm nhạc của khúc nhạc Chèo thuyền.

- Vận dụng nội dung Lí thuyết âm nhạc, Hát để tham gia trò chơi âm nhạc rèn phản xạ mỗi cá nhân.

- Ứng dụng luyện tập Bài đọc nhạc số 5 có 2 bè đơn giản.

- Chia sẻ một số tác phẩm của nhạc sĩ Tchaikovsky đã sưu tầm.

- Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

30

CHỦ ĐỀ 8: MÙA HÈ CỦA EM (3tiết)

- Học bài hát: Mưa hè

- Nghe nhạc: Bài hát Hè về

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Mưa hè. Biết thể hiện bài hát với hình thức: Hát nối tiếp, hòa giọng.

- Nghe và cảm nhận giai điệu, sắc thái, nội dung bài hát Hè về.

31

- Nhạc cụ giai điệu kèn phím.

- Ôn bài hát: Mưa hè

- Luyện mẫu âm. Thực hành đệm cho bài Mưa hè.

- Ôn bài hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm.

32

- Vận dụng – Sáng tạo

- Biểu diễn bài hát Mưa hè, Đời sống cho em những nốt nhạc vui, Santa Lucia, Mùa xuân ơi với các hình thức, ý tưởng trình bày khác nhau.

- Vận dụng các bài hát về chủ đề mùa hè để tham gia trò chơi âm nhạc Khúc ca hè về.

- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận động nhịp điệu theo tiết tấu tự sáng tạo bài đọc nhạc số 4, số 5.

- Thực hành bài tập nhạc cụ trong SGK.

- Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề.

33

KIỂM TRA CUỐI KÌ 2

34

Vận dụng – Sáng tạo

- Biểu diễn 4 bài hát trong HKII với các hình thức khác nhau của cá nhân/nhóm.

- Đọc Bài đọc nhạc số 1, 2, 3, 4, 5 kết hợp nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu trong SGK hoặc sáng tạo âm hình tiết tấu mới.

35

Vận dụng – Sáng tạo

- Chơi nhạc cụ và đọc tên các nốt nhạc theo nhóm với nét nhạc của GV.

- Vận dụng các bài hát về chủ đề mùa hè để tham gia trò chơi âm nhạc Khúc ca hè về.

- Chia sẻ những mong muốn, dự định của em trong mùa hè với thầy cô, bạn bè hoặc người thân.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 198
  • Lượt xem: 5.299
  • Dung lượng: 160,6 KB
Sắp xếp theo