-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8
Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh cùng tham khảo.

Nội dung sẽ bao gồm 2 mẫu, hãy cùng theo dõi chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu
Phân tích bài thơ Ta đi tới ngắn gọn
“Ta đi tới” là một bài thơ của Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Tác giả đã liệt kê hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên… - đó là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình khiến cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Tố Hữu còn nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” gửi gắm nhiều thông điệp, giàu giá trị.
Phân tích bài thơ Ta đi tới đầy đủ
Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông có thể kể đến Ta đi tới.
Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
Trước hết, về nhan đề “Ta đi tới” ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Với ba từ nhưng dường như đã nêu được nội dung của toàn bộ bài thơ. Điểm đặc biệt của nhan đề là dù ngắn gọn nhưng lại đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ. “Ta đi tới” gợi ra hình ảnh đất nước Việt Nam đầy anh dũng, bất khuất để tiến lên không chùn bước trước khó khăn, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay và tiến tới cả mai sau nữa. Bên cạnh đó, nhan đề còn tạo cảm xúc hào hùng, hưng phấn, thôi thúc những con người yêu nước vươn lên, vững bước tiến tới xây dựng nên đất nước tươi đẹp, nối tiếp ông cha anh hùng.
“Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…”
Bài thơ mang giọng điệu hào hứng, vui tươi và tràn đầy hy vọng. Tố Hữu đã gọi tên hàng loạt những con đường cách mạng từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình, xuôi theo về biển. Những con đường in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình khiến nhà thơ phải thốt lên: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Hình ảnh đất nước xinh đẹp với đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Dòng sông Lô từng từng đẫm máu quân thù nay đã yên bình đón nắng mới, hòa vang tiếng hát. Bến Bình Ca một thời máy bay địch oanh tạc nay trở nên hiền hòa, dào dạt.
Trước niềm vui đó, nhà thơ hồi tưởng về kỉ niệm của một thời kháng chiến anh hùng:
“Ai xuôi Trung Hà
Ai về Hưng Hoá
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
…
Tháng Tám mùa thu xanh thắm
Mây nhởn nhơ bay
Hôm nay ngày đẹp lắm!
Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà!
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!”
Những con đường in hằn kỉ niệm về tội ác của kẻ thù. Và xuôi thuyền theo sông Thao về thủ đô kháng chiến Hà Nội với những ngày chiến đấu không nghỉ. Để rồi với thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám, đất nước đã được hoàn toàn độc lập, tự do. Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…” nhằm nhấn mạnh vào những khó khăn, vất vả mà người người chiến sĩ cách mạng phải trải qua, từ đó bộc lộ niềm cảm phục và yêu mến dành cho họ.
Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục nhắc miêu tả không gian địa lí của đất nước. Các địa danh gắn với chiến công lịch sử từ miền Bắc xuôi về đến miền Nam đều được vang danh tưởng nhớ. Tác giả còn gửi gắm tình yêu, tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc, nhắc nhở mỗi người rằng chúng ta dù ở đâu vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”.
Ở những dòng thơ cuối, Tố Hữu đã khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù:
“Ta đi tới, không thể gì chia cắt
Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!”
Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một. Trong lòng mọi người cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một Thủ đô kháng chiến, cùng chung một “cơ đồ Việt Nam”.
Tóm lại, Ta đi tới là một tác phẩm giàu ý nghĩa, thể hiện được tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Chọn file cần tải:
-
Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu 196,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
10.000+ -
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 9 - 67 bài đọc hiểu tiếng Anh 9
10.000+ -
Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay (Dàn ý + 7 mẫu)
50.000+ -
Ôn tập cuối học kì II môn Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
50.000+ -
Bài tập Toán lớp 2: Phép trừ có nhớ
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Viết bài văn tả một vườn rau hoặc một luống rau
100.000+ 8 -
Cách chứng minh tam giác vuông - Chứng minh tam giác vuông
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận câu nói Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
- Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh
- Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Sơ đồ tư duy)
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung
- Cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu
- Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới
- Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu
-
Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
- Phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
- Phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng
- Tóm tắt bài Ca Huế trên sông Hương
- Phân tích tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Đoạn văn cảm nhận tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Cảm nghĩ về tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
-
Bài 3: Lời sông núi
- Đoạn văn về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Phân tích tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn (Sơ đồ tư duy)
- Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ
- Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn
- Cảm nhận về những người lãnh đạo qua bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ
- Lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
- Tóm tắt văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (3 mẫu)
- Phân tích tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam
- Chứng minh Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên
- Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam
- Phân tích tinh thần yêu nước trong bài thơ Sông núi nước Nam
-
Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
-
Bài 5: Những câu chuyện hài
-
Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết trong văn bản Mắt sói
- Đoạn văn kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
- Ghi lại cảm nhận cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên
- Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Phân tích vẻ đẹp của con người lao động trong Lặng lẽ Sa Pa
- Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (Sơ đồ tư duy)
- Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
-
Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về tình đồng chí
- Cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Suy nghĩ về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ
- Phân tích bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi
- Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
- Cảm nghĩ của em về Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích nhân vật Phương Định
- Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
- Cảm nhận về 3 cô gái thanh niên xung phong
-
Bài 8: Nhà văn và trang viết
-
Bài 9: Hôm nay và ngày mai
- Nêu những thu nhận bổ ích qua văn bản
- Sự hưởng ứng với thông điệp chính trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
- Tóm tắt Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên
- Phân tích Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Cảm nghĩ về Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
-
Bài 10: Sách - người bạn đồng hành
- Không tìm thấy