-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Ta đi tới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 25 sách Kết nối tri thức tập 1
Bài thơ Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Ta đi tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Ta đi tới
1. Sơ đồ tư duy Ta đi tới

2. Soạn bài Ta đi tới chi tiết
Đôi nét về tác giả Tố Hữu
a. Vài nét về tiểu sử
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.
- Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
- Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.
- Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
- Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
- Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
- Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Đường cách mạng, đường thơ
- Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.
- Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.
- Các chặng đường thơ:
- Từ ấy (1937 - 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng.
- Việt Bắc (1947 - 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
- Gió lộng (1955 - 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
- Ra trận (1962 - 1971); Máu và hoa (1972 - 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
- Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 - 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…
Giới thiệu về bài thơ Ta đi tới
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
b. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Vẻ đẹp của đất nước
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”: nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.
- Phần 3. Còn lại: tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc
c. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Ta đi tới” ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Với ba từ nhưng dường như đã nêu được nội dung của toàn bộ bài thơ. Điểm đặc biệt của nhan đề là dù ngắn gọn nhưng lại đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ. “Ta đi tới” gợi ra hình ảnh đất nước Việt Nam đầy anh dũng, bất khuất để tiến lên không chùn bước trước khó khăn, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay và tiến tới cả mai sau nữa. Bên cạnh đó, nhan đề còn tạo cảm xúc hào hùng, hưng phấn, thôi thúc những con người yêu nước vươn lên, vững bước tiến tới xây dựng nên đất nước tươi đẹp, nối tiếp ông cha anh hùng.
3. Soạn bài Ta đi tới ngắn gọn
Câu 1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng....) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?
Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
Câu 2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Cảm xúc này là cảm xúc chung của cộng đồng. Vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến của nhân dân, niềm sung sướng và tự hào khi thắng lợi cũng là của cộng đồng.
Câu 3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: “Ta đi…”
- Hình ảnh này có mối liên hệ gắn bó, giúp gợi mở ra những hình ảnh khác trong đoạn trích.
Câu 4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
- Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội, Việt Nam, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, miền Nam, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, miền Trung, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.
- Một loại địa danh xuất hiện góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn: Niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy.
Việc sử dụng điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…” nhằm nhấn mạnh vào những khó khăn, vất vả mà người người chiến sĩ cách mạng phải trải qua, từ đó bộc lộ niềm cảm phục và yêu mến dành cho họ.
Câu 6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ. Em có cảm nhận, suy nghĩ gì về nhan đề đó?
Nhan đề “Ta đi tới” là một câu hoàn chỉnh, thể hiện hành động tiến về phía trước của nhân vật “ta”. Cách đặt nhan đề độc đáo, ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà dân tộc Việt Nam đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 8: Ta đi tới 199 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu (7 mẫu)
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 34 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) Kết nối tri thức
-
Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới (3 mẫu)
-
Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Kết nối tri thức
-
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu (2 mẫu)
-
Bài thơ Ta đi tới
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người (Dàn ý + 7 mẫu)
100.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Tả cái lọ hoa (Dàn ý + 6 mẫu)
10.000+ 3 -
Truyện Công chúa tóc mây (Có file MP3)
10.000+ -
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2
10.000+ -
Thông tư 30/2018/TT-BYT - Danh mục thuốc hóa dược được hưởng bảo hiểm y tế
10.000+ -
Phân tích Bài học đường đời đầu tiên (7 mẫu)
50.000+ 3 -
Đáp án thi Tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi - Tuần 4
10.000+ -
Soạn bài Đồng chí Kết nối tri thức
5.000+ -
35 đề thi học kỳ 2 môn tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 8 - Tập 1
-
Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
- Soạn Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Thực hành tiếng Việt (trang 16)
- Soạn Quang Trung đại phá quân Thanh
- Thực hành tiếng Việt (trang 24)
- Bài tập Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Soạn bài Ta đi tới
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi
- Nói và nghe: Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
- Củng cố, mở rộng (trang 34)
- Thực hành đọc: Minh sư
-
Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
- Bài thơ Câu cá mùa thu
- Soạn bài Thu điếu
- Thực hành tiếng Việt (trang 42)
- Bài tập Từ tượng thanh, từ tượng hình
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng
- Thực hành tiếng Việt (trang 45)
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương
- Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Củng cố, mở rộng (trang 55)
- Thực hành đọc: Qua đèo Ngang
-
Bài 3: Lời sông núi
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
- Thực hành tiếng Việt (trang 64)
- Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Thực hành tiếng Việt (trang 68)
- Bài tập Các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
- Soạn bài Nam quốc sơn hà
- Nghị luận về con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước
- Nói và nghe: Thảo luận về 1 vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Củng cố, mở rộng (trang 77)
- Thực hành đọc: Chiếu dời đô
-
Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ
- Soạn Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Thực hành tiếng Việt (trang 84)
- Bài tập từ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân
- Thực hành tiếng Việt (trang 86)
- Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
- Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về ý nghĩa của tiếng cười
- Củng cố, mở rộng (trang 97)
- Thực hành đọc: Vịnh cây vông
-
Bài 5: Những câu chuyện hài
- Soạn Trưởng giả học làm sang
- Thực hành tiếng Việt (trang 107)
- Soạn Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Soạn Chùm ca dao trào phúng
- Thực hành tiếng Việt (trang 113)
- Bài tập Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
- Viết bài văn nghị luận về một thói xấu của con người
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một thói xấu của con người
- Thực hành đọc: Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì I
-
Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
-
Ngữ Văn 8 - Tập 2
-
Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Soạn bài Mắt sói
- Thực hành tiếng Việt (trang 14)
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
- Thực hành tiếng Việt (trang 23)
- Bài tập Trợ từ, thán từ
- Soạn bài Bếp lửa
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
- Nói và nghe: Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)
- Củng cố, mở rộng (trang 32)
- Thực hành đọc: Chiếc lá cuối cùng
-
Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- Soạn bài Đồng chí
- Thực hành tiếng Việt (trang 40)
- Soạn bài Lá đỏ
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi
- Thực hành tiếng Việt (trang 48)
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Nói và nghe: Ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Củng cố, mở rộng (trang 56)
- Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Bài 8: Nhà văn và trang viết
- Soạn Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt (trang 66)
- Soạn bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa
- Thực hành tiếng Việt (trang 69)
- Soạn bài Xe đêm
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về văn học trong đời sống hiện nay
- Củng cố, mở rộng (trang 82)
- Thực hành đọc: Nắng mới - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng Kết nối tri thức
-
Bài 9: Hôm nay và ngày mai
- Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Thực hành tiếng Việt (trang 93)
- Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”
- Soạn Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt (trang 101)
- Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Nói và nghe: Thảo luận về 1 vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Củng cố, mở rộng (trang 111)
- Thực hành đọc: Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất
- Bài 10: Sách - người bạn đồng hành
-
Bài 6: Chân dung cuộc sống
- Không tìm thấy