Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của Lai Tân qua lời nhận xét Trời đất Lai Tân vẫn thái bình lớp 8 6 đoạn văn mẫu lớp 8
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của Lai Tân qua lời nhận xét Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Nội dung bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của Lai Tân qua lời nhận xét Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 1
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 2
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 3
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 4
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 5
- Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 6
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 1
Lai Tân được in trong tập thơ Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính chất trào phúng được làm rõ trong câu thơ kết bình luận, đánh giá sự việc đã được kể. Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược:
“Lai Tân y cựu thái bình yên”
(Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình)
Bộ máy chính quyền thối nát như vậy, mà Lai Tân vẫn “thái bình”. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 2
Trong bài thơ Lai Tân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính chất trào phúng được thể hiện rõ rệt qua câu thơ cuối:
“Lai Tân y cựu thái bình yên”
(Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình)
Khi đọc lên, ta tưởng như là một lời nhận xét hết sức đơn giản. Nhưng thực chất, tác giả đang khéo léo mỉa mai. Khi mà trước đó, hình ảnh bộ máy chính quyền thối nát được khắc họa vô cùng sinh động, vậy mà mà Lai Tân vẫn “thái bình”. Điều này gợi ra sự mâu thuẫn. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Nhưng đó chỉ là sự bình yên được che đậy khéo léo. Bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 3
Lai Tân của Hồ Chí Minh là một bài thơ trào phúng. Nhà thơ đã tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu thơ kết “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Mới đọc lên tưởng chừng như đây là một lời khen, nhưng thực chất lại không phải. Câu thơ nhằm mỉa mai, phê phán xã hội Trung Quốc, bề ngoài thì có vẻ bình yên nhưng ẩn sâu bên trong là sự thối nát. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy chính quyền của đất nước phong kiến xưa, vốn phải làm những người tận tụy, sống nghiêm minh và làm việc phục vụ cho đất nước. Nhưng ở đây, người thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Quả là đáng buồn cho hiện thực xã hội đất nước Trung Quốc bấy giờ.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 4
Lai Tân được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng của Trung Quốc ở Quảng Tây. Chính vì vậy, bài thơ đã vạch trần một cách chân thực bộ máy chính quyền thối nát lúc bấy giờ của Trung Quốc. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Lời nhận xét có vẻ như mâu thuẫn với hoàn cảnh trong ba câu thơ trước. Nhưng thực chất, nhà thơ đang muốn mỉa mai, châm biếm cái xã hội xấu xa, thối nát đó. Tiếng cười bật lên thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy sâu cay. Bài thơ mang tính trào phúng, gợi cho tôi nhiều cảm xúc.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 5
Bài thơ Lai Tân có tính chất trào phúng, tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy chính quyền của đất nước. Nhưng lại hiện lên với những hành động như người thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Những bậc phụ mẫu không chăm lo công việc của đất nước, mà lại vướng vào những thú vui tiêu khiển, bóc lột nhân dân. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu nhận xét nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai, góp phần tố cáo hiện thức xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Đoạn văn làm rõ chất trào phúng của bài Lai Tân - Mẫu 6
Bài thơ Lai Tân được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng của Trung Quốc ở Quảng Tây. Tại đây, Người đã được chứng kiến bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Đó là những hành vi sai trái, cho thấy một bộ mặt xã hội vô cùng thối nát, xấu xa. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.