Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8
Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng tiêu biểu. Tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn của thời đại. Bài thơ Ta đi tới sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 1
Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích của Tố Hữu là Ta đi tới. Tác giả đã sáng tác bài thơ nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc cũng như bộc lộ suy tư, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Mở đầu bài thơ, Tố Hữu đã lật qua những trang sử vẻ vang của đất nước để thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Những con đường cách mạng được gọi tên như Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ, giờ đã trở nên “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Hay đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa. Đất nước trở nên yên bình, đẹp đẽ khiến nhà thơ phải thốt lên “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Nhà thơ còn ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Nhân dân Việt Nam có tấm lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối đã khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của dân tộc Việt Nam. Ta đi tới đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 2
Ta đi tới của Tố Hữu là một bài thơ mà tôi rất thích. Tác phẩm được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Trước niềm vui chiến thắng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ như một tiếng reo vui. Mở đầu, tác giả đã nhìn lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”. Hình ảnh trung tâm “ta đi” cùng với đó là một loạt các địa danh đã được liệt kê nhằm cho thấy niềm vui chiến thắng đã toản khắp mọi miền đất nước. Những câu thơ tiếp theo, giọng thơ tạm lắng đọng khi tác giả đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Trang sử của dân tộc Việt Nam hiện lên với tấm lòng lòng kiên trung, bất khuất của nhân dân Việt Nam đã làm tan tác những bóng thù hắc ám. Nhà thơ còn nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc” và dòng máu Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”. Tóm lại, Ta đi tới là một bài thơ giàu ý nghĩa, gửi gắm thông điệp giá trị đến mỗi người đọc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 3
Một trong những bài thơ hay của Tố Hữu là Ta đi tới. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là vào tháng 8 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nhìn lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” với cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn, đó là niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc. Đọc bài thơ, tôi cũng cảm nhận được không khí hào hùng, vui tươi của ngày chiến thắng. Tố Hữu đã đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nền độc lập cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc” và dòng máu Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”. Chúng ta càng phải sống sao cho xứng đáng với dòng máu tự hào đó.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 4
“Ta đi tới” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Bài thơ đã để lại cho em nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Với Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên… là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Bài thơ “Ta đi tới” quả là một tác phẩm hay, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 5
Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chính niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn, đó là niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nền độc lập cho Tổ quốc. Không chỉ vậy, tác giả còn gửi gắm lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”, phải sống sao cho xứng đáng với cội nguồn đó.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới - Mẫu 6
“Ta đi tới” là một bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Và với Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên…, đó là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Hay cả một đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” quả là một tác phẩm hay, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.