Soạn bài Lời tiễn dặn Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 102 sách Kết nối tri thức tập 1
Văn bản Lời tiễn dặn đã thể hiện tình yêu thủy chung của chàng trai dành cho cô gái. Download.vn cung cấp tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài là Soạn văn 11: Lời tiễn dặn.
Nội dung chi tiết sẽ được đăng tải ngay sau đây. Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo để biết thêm những thông tin hữu ích về tác phẩm.
Soạn văn 11: Lời tiễn dặn
1. Soạn bài Lời tiễn dặn ngắn gọn
Câu 1. Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
Bối cảnh: chàng trai đi xa, trở về xin cưới cô gái thì gặp cảnh cô bước chân về nhà chồng.
Câu 2. Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
- Lời kể trong đoạn trích là của chàng trai.
- Lời kể được thực hiện bằng hình thức thơ.
Câu 3. Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.
- Tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng: đau đớn, chờ đợi, ngóng trông
- Cách thể hiện tâm trạng của cô gái: vừa trực tiếp gọi tên tâm trạng, vừa miêu tả các cử chỉ ngoại hiện vốn phản ánh những gì diễn ra trong cõi lòng
Câu 4. Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
- Đặc điểm chàng trai: nhân hậu, chung tình, kiên trì
- Biểu hiện xúc động: luôn nhắc tới lời nguyện ước sắt son
Câu 5. So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
- Ở lời tiễn dặn 1: nội dung là sẽ yêu nhau đến mọi thời điểm, tình huống; cách thể hiện liệt kê dồn dập các tiết
- Ở lời tiện dặn 2: nội dung là quyết chống lại mọi tác động ngược chiều để bảo vệ tình yêu; cách thể hiện liên tục nêu các tình huống giả định mang tính thử thách
Câu 6. Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
- Thơ trữ tình: thường là một trạng thái cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình
- Truyện thơ: một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh
Câu 7. Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái - chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
- Không gian tự nhiên.
- Phong tục riêng về hôn nhân, tang lễ, sinh hoạt,...
- Đời sống tâm linh phong phú,...
2. Soạn bài Lời tiễn dặn chi tiết
2.1 Trước khi đọc
Câu 1. Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm,...)
Gợi ý:
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Nội dung: Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau. Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu. Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu. Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Câu 2. Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
Gợi ý:
- Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Uy-li-am Sếch-xpia).
- Theo tôi, tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học vì tình yêu là một cung bậc cảm xúc đẹp đẽ, gợi nhiều cảm xúc cho con người.
2.2 Đọc văn bản
Câu 1. Hình dung về bối cảnh câu chuyện.
Hình dung bối cảnh: Cô gái đang trên đường về nhà chồng.
Câu 2. Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?
Lời thề nguyền thủy chung được so sánh với những hình ảnh gợi sự bền chặt “tình Lú - Ủa mặn nồng”, “bán trâu ngoài chợ”, “thu lúa muôn bông”, “bền chắc như vàng, như đá”.
2.3 Sau khi đọc
Câu 1. Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
Bối cảnh: Chàng trai sau bao ngày đi xa, trở về xin cưới cô gái thì gặp cảnh cô bước chân về nhà chồng, chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị hành hạ nhưng chỉ biết an ủi.
Câu 2. Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
- Lời kể trong đoạn trích là của chàng trai.
- Lời kể được thực hiện bằng hình thức thơ nên giàu tính trữ tình, gây ấn tượng đoạn trích mang đặc điểm của một bài thơ trữ tình dài.
Câu 3. Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.
- Tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng: đau đớn, chờ đợi, ngóng trông người yêu, tâm trí hướng về người yêu mà không quan tâm đến thực tại đang diễn ra.
- Cách thể hiện tâm trạng của cô gái: vừa trực tiếp gọi tên tâm trạng (đau đớn, chờ đợi, ngóng trông), vừa miêu tả các cử chỉ ngoại hiện vốn phản ánh những gì diễn ra trong cõi lòng (ngoảnh lại, ngóng trông, ngắt lá ớt ngồi chờ, ngắt lá cà ngồi đợi, tới rừng lá ngón, bẻ lá xanh em ngồi,…)
Câu 4. Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
- Đặc điểm chàng trai: nhân hậu, chung tình, kiên trì.
- Biểu hiện xúc động: luôn nhắc tới lời nguyện ước sắt son (Xin hãy cho anh kề vóc mảnh, Đôi ta yêu nhau đợi tới tháng Năm lau nở,...)
Câu 5. So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
- Ở lời tiễn dặn 1:
- Nội dung thề nguyền là sẽ yêu nhau đến mọi thời điểm, tình huống.
- Cách thể hiện liệt kê dồn dập các tiết, các mùa trong năm, làm nổi bật sự bền bỉ, nồng đượm của tình yêu qua năm tháng.
- Ở lời tiện dặn 2:
- Nội dung thề nguyền sẽ là quyết chống lại mọi tác động ngược chiều để bảo vệ tình yêu.
- Cách thể hiện: liên tục nêu các tình huống giả định mang tính thử thách để tô đậm sự kiên định trong tình yêu, trong đó, cái chết được nhắc đến như một thử thách cao nhất.
Câu 6. Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
- Bài thơ trữ tình thì nội dung chính thường là một trạng thái cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình, tồn tại như một lát cắt đời sống. Còn ở truyện thơ thì nội dung chính là một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh với các nhân vật, sự kiện có diễn tiến thời gian, không gian.
- Ở bài thơ trữ tình, tiếng nói của nhân vật đóng vai trò chi phối, vì vậy, gây ấn tượng về sự thuần nhất, trong khi đó, ở truyện thơ có sự đan cài, hòa nhập tiếng nói giữa người kể chuyện và nhân vật.
Câu 7. Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái - chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
- Không gian tự nhiên nơi có đồng bào dân tộc Thái cư trú là miền núi, có rừng cây, nước suối, có chim tăng ló hót, hoa lau nở tháng Năm.
- Phong tục riêng về hôn nhân, tang lễ, sinh hoạt,...
- Đời sống tâm linh phong phú, thực hiện những nguyên tắc ứng xử đầy nhân văn, nhân ái.
2.4 Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc.
Gợi ý:
Khi đọc Lời tiễn dặn, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ dưới đây:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Từ “chết” được lặp lại nhiều lần nổi bật lên lời thề nguyền của chàng trai. Dù trong bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng như có thể chia cắt con người, nhưng trong hoàn cảnh này, nó lại chính là sự giải thoát cho cả hai người. Họ có thể được sống bên nhau mà không bị ngăn cách bởi bất cứ rào cản nào. Qua đây, tôi cảm nhận được tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Nó vượt lên trên ranh rới giữa sự sống - cái chết. Đó là thứ tình cảm thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng.