Soạn bài Trao duyên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 14 sách Kết nối tri thức tập 2

Đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Trao duyên
Soạn bài Trao duyên

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Trao duyên. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Trao duyên

Trước khi đọc

Mối tình Kim - Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác nói về tình yêu của họ.

Gợi ý:

- Một đoạn trong Truyện Kiều:

Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

- Bài Kiều thề nguyền với Kim Trọng (Chu Mạnh Trinh):

Dan díu vì ai luống ngẩn ngơ,
Để ai gió đón lại trăng chờ.
Sông Ngân chưa bắc cầu Ô Thước,
Phận liễu còn e trận gió mưa.
Lựa mối tơ tình năm ngón dạo,
Lập lờ lửa dục một lời thơ.
Giá trong muốn vẹn niềm băng tuyết,
Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ.

Đọc văn bản

Câu 1. Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật).

- Thời gian: đêm tối

- Không gian: khuê phòng của Kiều hoặc Thúy Vân

- Hoàn cảnh: Trước đó, Thúy Kiều đã tìm đến nhà Kim Trọng. Cả hai đã cùng đính ước. Nhưng tai ương bất ngờ ập đến, gia đình gặp phải án oan, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, cứu em.

Câu 2. Theo dõi, cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều:

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân: rối ren, đau đớn

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: xót xa, tủi thân

Câu 3. Mười dòng thơ cuối là lời Thúy Kiều nói với ai?

Kiều tự nói với chính mình.

Sau khi đọc

Câu 1. Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

- Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
  • Phần 3. Còn lại: nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

- Lời người kể chuyện: “Nỗi riêng… hỏi han”

- Lời đối thoại: “Cơ trời… thác oan”

- Lời độc thoại: còn lại

Câu 2. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?

Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm: Một mình thao thức giữa đêm khuya, nghĩ về Kim Trọng, Thúy Kiều day dứt đau đớn không chỉ vì tình yêu dang dở mà còn vì mặc cảm nàng là người có lỗi. Nàng tự trách mình đã phụ bạc lời thề nguyền, gây nên đau khổ cho người yêu. Không thể trả được món nợ tình sâu nặng, nàng chỉ còn biết thổn thức trong đau khổ, bế tắc. Đúng lúc đó, Thúy Vân tỉnh dậy, ân cần hỏi han, bày tỏ lòng biết ơn, nỗi thương xót và sự đồng cảm với chị. Thúy Kiều đã nhờ cậy em gái trả giùm món nợ tình cảm.

Câu 3. Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chỉ tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lí giải diễn biến tâm lí đó.

Gợi ý:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ: chân thành, trang nghiêm và trân trọng. Những từ ngữ như cậy, ngồi lên, lạy, thưa góp phần thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều trình bày về hoàn cảnh của mình, nói về mối tình đẹp đầy dang dở của mình với Kim Trọng và mong Thúy Vân sẽ hiểu cho tình cảnh của nàng mà chấp nhận lời nhờ vả này.

c.

- Khi trao kỉ vật cho Vân, Kiều dặn dò “Duyên này” là duyên của Thúy Vân và Kim Trọng, duyên với Thúy Kiều đã hết.

- Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó. Những từ ngữ: Duyên này thì giữ, vật này của chung; Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên; Tưới xin giọt lệ cho người thác oan;...

d. Tâm trạng của nhân vật Kiều chia làm 3 giai đoạn chính trong đoạn trích Trao duyên:

- Lời trao duyên và lời thuyết phục Thúy Vân: từ ngữ chọn lọc, hàm súc, cách nói tinh tế, chặt chẽ, cho thấy Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt.

- Lời dặn dò khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: lời lẽ, ý tứ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn.

- Tâm lí của nhân vật đã biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt chuyển thành lúng túng, bối rối, thậm chí có lúc rơi vào ảo giác.

Câu 4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).

  • Trở về thực tại chia li, đổ vỡ và nỗi đau khổ không có gì an ủi, bù đắp được.
  • Tạ lỗi cùng Kim Trọng, tiễn biệt mối tình vàng đá, ý thức được số phận bất hạnh.
  • Day dứt, đau đớn vì lời thề dang dở, chính mình trở thành người phụ bạc.

Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh họa bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

  • Đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ: lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời nửa tiếp
  • Kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân

Kết nối đọc - viết

Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự “hiểu” và “thương” ấy trong đoạn trích Trao duyên.

Gợi ý:

Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Bọn sai nha vu oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình đã xong, Thúy Kiều ngồi suốt đêm suy nghĩ về mối duyên dang dở, rồi nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng đã hạ mình, cầu khẩn em một cách xót xa, ở đó có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin. Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng tình yêu với Kim Trọng, nội tâm nàng đau đớn, giằng xé và tự trách bản thân đã phụ tấm chân tình của Kim Trọng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 19
  • Lượt xem: 1.926
  • Dung lượng: 192,5 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn văn 11
Sắp xếp theo