Soạn bài Một thời đại trong thi ca Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 85 sách Kết nối tri thức tập 1
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Một thời đại trong thi ca, hướng dẫn cách soạn bài.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 11: Một thời đại trong thi ca
Soạn bài Một thời đại trong thi ca
Trước khi đọc
Câu 1. Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.
- Ý kiến cá nhân: Có/Chưa
- Chia sẻ: Lựa chọn giữa món đồ chơi cũ, mới….
Câu 2. Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
- So sánh bài thơ: Nam quốc sơn hà và Vội vàng
- Giống nhau: Đều là thơ
- Khác nhau:
- Nam quốc sơn hà: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về niêm, luật, vần
- Vội vàng: Thể thơ tự do, không tuân theo niêm, luật
Đọc văn bản
Câu 1. Cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới - thơ cũ là gì?
Thời đại nào cũng có những tác phẩm hay, dở
Câu 2. Tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới - thơ cũ?
Tinh thần thời xưa - thơ cũ và tinh thần thời nay - thơ mới có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta.
Câu 3. Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.
Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện: chập chững, lạ lâm, bỡ ngỡ
Câu 4. Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới.
- Ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá.
- Tâm hồn của thi nhân chỉ vừa thu xong khuôn khổ chữ “tôi”.
- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.
- Làm cho thơ Việt Nam buồn và xôn xao, cùng lòng tự tôn, ta mất luân cả cái bình yên thời trước.
Sau khi đọc
Câu 1. Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
- Những luận điểm được tác giả nêu:
- Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
- Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
- Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó.
- Các luận điểm bổ sung, hỗ trợ cho nhau để làm nổi bật vấn đề được nghị luận.
Câu 2. Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ - thơ mới nhằm mục đích gi?
Tác giả đưa ra tiêu chí so sánh thơ cũ - thơ mới nhằm mục đích khẳng định cái khó khăn nhưng cũng là khao khát trong việc tìm ra được tinh thần thơ mới.
Câu 3. Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta... cùng Huy Cận”).
- Các nhà thơ mới trốn tránh hiện thực và thoát li hiện thực.
- Chủ đề được khai triển theo: khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung.
- Điểm qua những gương mặt điển hình cũng như qua các lãnh địa riêng tiêu biểu của các nhà thơ mới qua một số nhà thơ tiêu biểu ta thấy được sự phân hóa đa dạng, bế tắc của ý thức cá nhân.
Câu 4. Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận của Hoài Thanh được thể hiện qua văn bản.
Tác giả sử dụng bằng chứng trích dẫn từ các tác giả nổi tiếng trong thơ trung đại và Xuân Diệu - nhà thơ được Hoài Thanh coi là “mới nhất trong các nhà thơ mới”:
- Trích dẫn thơ Xuân Diệu và các “nhà thơ cũ” (Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương) để so sánh, minh họa cho tình trạng khó rạch ròi giữa thơ mới và thơ cũ.
- Dùng chú thích để đưa những dẫn chứng minh họa cho tình trạng thiếu vắng “cái tôi” trong thơ cũ (đoạn nói về Cao Bá Nhạ), để làm rõ cảm xúc khác biệt cảm xúc giữa thơ mới và thơ cũ (đoạn về Nguyễn Công Trứ).
=> Những dẫn chứng được chọn lọc và trình bày hợp lí đã góp phần tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận, diễn giải trong bài.
Câu 5. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.
Đoạn cuối, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp cấu trúc cú pháp “Chưa bao giờ như bây giờ” để nhấn mạnh trạng thái đặc biệt trong cảm xúc, đã làm nên “một thời đại trong thi ca”. Tác giả bày tỏ cảm xúc khích lệ, tin tưởng các nhà thơ mới.
Câu 6. Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh?
- Về phong trào Thơ mới:
- Đã làm nên một thời đại trong quá trình phát triển thơ Việt Nam mà điểm quan trọng nhất là sự thể hiện ý thức cá nhân.
- Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã thể hiện “cái tôi” rất phong phú, đa dạng.
- “Cái tôi” Thơ mới “buồn” và “xôn xao”
- Về lối phê bình văn học của Hoài Thanh:
- Hệ thống luận điểm rành mạch, cho thấy tư duy lô-gíc, hiện đại.
- Dẫn chứng hợp lí, giàu thuyết phục.
- Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu,...
Kết nối đọc - viết
Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.
Gợi ý:
Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Nhận định này của Hoài Thanh là muốn đề cập đến vấn đề, các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã đem tình yêu quê hương, đất nước gửi gắm trong tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt chính là hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm được sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng mang màu sắc riêng của mỗi tác giả. Các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên phong phú, trong sáng, tinh tế và hiện đại hơn. Văn học trung đại sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật. Các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, bằng chữ quốc ngữ và tôn vinh các thể thơ truyền thống của dân tộc.
- Lượt tải: 14
- Lượt xem: 1.453
- Dung lượng: 31,5 KB