Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 73 sách Kết nối tri thức tập 1

Soạn văn 11: Củng cố, mở rộng trang 73, được giới thiệu sẽ củng cố lại kiến thức đã học của bài 2.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để có thể củng cố lại những kiến thức đã học. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73

Câu 1. Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ?

Bài học đã đưa lại những hiểu biết mới về thơ là cấu tứ trong thơ, yếu tố tượng trưng trong thơ.

Câu 2. Khi đọc một bài thơ việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?

Việc tìm hiểu cấu tứ của một bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần xác định hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của tác giả về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó được bộc lộ tự nhiên, chân thực, sinh động nhất.

Câu 3. Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì? Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.

- Yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:

  • Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc
  • Việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu
  • Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng…

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ),...

Câu 4. Chọn phân tích một bài thơ hoặc một số câu thơ có yếu tố tượng trưng đã tạo cho bạn những ấn tượng sâu đậm.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

- Hai câu thơ mở đầu của khổ thơ thứ hai, tuy là tả cảnh nhưng khi đọc lên lại thấy nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh thiên nhiên gợi ra sự chia ly “gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu trong tự nhiên, gió và mây vốn là những sự vật luôn quấn quýt, gắn bó với nhau thì ở đây Hàn Mặc Tử lại để “mây và gió” chia cách đôi ngả. Và đến cả dòng nước - một sự vật vô tri, vô giác nhưng qua cái nhìn của nhà thơ giờ đây cũng có cảm xúc. Dòng nước “buồn thiu” - biện pháp tu từ nhân hóa khiến con sông giống như một con người, có tâm trạng. Cuối cùng là hình ảnh “hoa bắp lay” - bông hoa bắp nhỏ bé trôi theo dòng nước cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.

- Và bức tranh sông nước trong đêm trăng thì sao có thể thiếu mất đi ánh trăng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

“Trăng” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của thi ca. Ở đây, “sông trăng” mang tính tượng trưng, gợi ra hình ảnh ánh trăng vàng in bóng xuống mặt nước. Ánh trăng lan tỏa ra khắp dòng sông tạo nên một dòng sông trăng. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng lo âu. Bởi với một người bình thường, nếu không kịp trở về vào “tối nay” thì sẽ còn những đêm khác, Còn với Hàn Mặc Tử, thì đêm nào cũng có thể là đêm cuối cùng.

Câu 5. Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.

(1) Mở đầu: Nêu tên tác phẩm được giới thiệu và lý do chọn giới thiệu tác phẩm đó.

(2) Triển khai: Miêu tả đặc điểm của tác phẩm (thể loại, tính chất, quy mô, dung lượng,…) và nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.

(3) Kết luận: Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 07
  • Lượt xem: 116
  • Dung lượng: 136 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨