Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 149 sách Kết nối tri thức tập 1

Tài liệu Soạn văn 11: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm, được Download.vn giới thiệu với những thông tin hữu ích về tác phẩm.

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm
Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.

Soạn văn 11: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm

Chuẩn bị nói

- Tìm hiểu về người nghe và bối cảnh giao tiếp:

  • Báo cáo kết quả nghiên cứu có thể được trình bày trong một hội thảo dành cho đối tượng học sinh, một diễn đàn chuyên môn hoặc một buổi thuyết trình về dự án,...
  • Người nghe có thể là học sinh, nhà tài trợ, hoặc một hội đồng chuyên môn,...

- Xác định mục đích giao tiếp: chia sẻ một ý tưởng sáng tạo, thu hút và kêu gọi một dự án mới, thông báo về những kết quả đạt được trong một quá trình nghiên cứu.

- Xác định những nội dung chính cần trình bày: Đề tài nghiên cứu là gì? Tại sao bạn chọn vấn đề đó? Những kết luận chính của bạn? Đâu mới là vấn đề bạn phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu?

- Xác định phương thức, phương tiện trình bày phù hợp: kết hợp sử dụng hình ảnh, video, sơ đồ, biểu đồ,...

Thực hành nói

Bài báo cáo cần có bố cục nội dung sau:

- Mở bài: Nêu tên, lí do chọn vấn đề nghiên cứu, các kết luận chính của báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Triển khai: Tóm tắt các luận điểm chính, lựa chọn một hoặc một vài phương tiện phi ngôn ngữ để minh họa, nhấn mạnh thông tin chính cũng như thu hút sự chú ý của tác giả.

- Kết luận: Khái quát những kết quả nghiên cứu chính, gợi mở các hướng đi mới của đề tài, thể hiện đối thoại một cách sẵn sàng, cởi mở.

Trao đổi, đánh giá

- Người nói:

  • Lắng nghe đánh giá, nhận xét của người nghe và phản hồi về những phản biện của người nghe.
  • Tự đánh giá, sửa chữa và hoàn thiện báo cáo.

- Người nghe:

  • Tập trung lắng nghe, có thể ghi chép và đặt ra câu hỏi về vấn đề
  • Phản biện lại vấn đề trình bày hoặc đưa ra một cách kiến giải khác, nguồn thông tin khác về vấn đề.
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 646
  • Dung lượng: 104,6 KB
Tìm thêm: Soạn văn 11
Sắp xếp theo